Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Từ 1/7: Quảng Nam sẽ siết chặt các hoạt động khai thác cát, sỏi

15/06/2018 3:50:33 PM

Từ ngày 1/7 tới đây, tỉnh Quảng Nam sẽ siết chặt các hoạt động quản lý và lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh, nhất là địa bàn các huyện, thành phố thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Quảng Nam là địa phương có nguồn khoáng sản cát, sỏi tương đối dồi dào, hoạt động khai thác các nguồn khoáng sản này rất nhộn nhịp, khi địa phương cũng là nơi cung cấp nguồn cát, sỏi cho thị trường Đà Nẵng.

Cùng với sự bùng nổ của hoạt động khai thác cát, sỏi, không ít địa phương, nhất là các địa bàn ven hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã gây quá tải tại các bến, bãi cũng như hệ thống giao thông trên địa bàn.

Khi hoạt động khai thác sôi động thì bụi, cát, sỏi rơi vải trên đường vận chuyển và khu vực khai thác ngày càng nhiều, gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt là sự khai thác quá mức ở các lòng sông cũng gây sạt lở, mất đất tại nhiều nơi, gây bức xúc lớn trong nhân dân.

Theo ông Trương Hữu Mai - Chủ tịch xã Đại Đồng (huyện Đại Lộc) cho biết, địa bàn có 3 công ty được tỉnh Quảng Nam cấp phép khai thác cát sỏi. Điều đáng nói là tại các mỏ khai thác, chủ mỏ chưa đảm bảo vị trí, thường xuyên xê dịch, mở rộng hoặc khai thác quá độ sâu cho phép dẫn đến tình trạng sạt lở. Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự tại các mỏ cũng rất phức tạp do nạn khai thác cát sỏi trộm gây ra…

Bà Huỳnh Thị Hường, Chủ tịch xã Duy Phước (huyện Duy Xuyên) cho hay, do là địa bàn giáp ranh với các địa phương khác nên tình trạng khai thác cát sỏi trái phép hết sức phức tạp, nhất là trên sông Thu Bồn. Thời điểm từ 5/2017 trở về trước, tình trạn khai thác cát sỏi trái phép tại đây mỗi ngày có đến hàng chục ghe tham gia. Khi địa phương phát hiện, truy bắt thì các đối tượng khai thác trái phép này chống đối rất quyết liệt để tẩu thoát.


Lực lượng chức năng Quảng Nam bắt giữ và xử lý các ghe hút trộm cát trên sông.

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, hiện tỉnh có 28 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác cát, sỏi với tổng cộng 37 giấy phép, trong đó chủ yếu tập trung ở sông Vu Gia - Thu Bồn.

Trong đó, huyện Đại Lộc có 18 giấy phép, thị xã Điện Bàn 10 giấy phép, huyện Duy Xuyên 5 giấy phép; các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Tiên Phước, Nam Giang mỗi địa phương có 1 giấy phép. Tổng trữ lượng cát, sỏi theo các giấy phép khai thác này là 7,50 triệu m3 (trong đó cát chiếm 96% tương ứng với trữ lượng 7,22 triệu m3), tổng công suất khai thác 1,43 triệu m3/năm.

Ngoài ra, hiện trên địa bàn tỉnh còn có 5 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng và đang lập hồ sơ xin giấy phép khai thác; có 2 doanh nghiệp đang xin cấp giấy phép thăm dò theo kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Tuy nhiên, do nhu cầu cát sỏi phục vụ cho các công trình xây dựng khá lớn, đặc biệt là thị trường Đà Nẵng cũng thu hút nhiều lượng cát, sỏi từ Quảng Nam đưa ra để xây dựng. Do đó, nhu cầu khai thác và cung ứng cát, sỏi cho thị trường khá lớn, nên nhiều mỏ cát đã bị khai thác quá mức hoặc có hiện tượng khác lớn hơn trữ lượng cho phép. Cùng với đó, nạn khai thác trái phép khiến cho hoạt động quản lý hết sức phức tạp và khó kiểm soát.

Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần chỉ đạo các địa phương, các ngành tổ chức thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.

Trong những tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã lập 12 biên bản vi phạm hành chính, ban hành 8 quyết định xử phạt với tổng số tiền hơn 389 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản 2 tháng đối với một doanh nghiệp.

Trước tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép phức tạp trên sông Vu Gia – Thu Bồn gây bức xúc trong nhân dân thời gian qua, ngày 12/6 vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã triệu tập cuộc họp với các sở ngành, địa phương để tìm giải pháp nhằm lặp lại trật tự cũng như đảm bảo việc khai thác tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn đi vào nền nếp.

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam cho biết, hiện trên địa bàn có 184 mỏ, điểm mỏ cát, sỏi được quy hoạch thăm dò, khai thác với tổng diện tích 1.777 ha và trữ lượng dự khoảng 60 triệu m3.

Trong 3 năm trở lại đây, nhu cầu vật liệu cát, sỏi phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh và TP. Đà Nẵng gia tăng, do đó, nhiều tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi.

Liên quan đến vấn đề xử lý nạn khai thác cát, sỏi trái phép cũng như giải pháp trong thời gian đến, lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương đã thống nhất tăng cường hình thức xử phạt đối với những vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi nhằm răng đe, thậm chí tịch thu phương tiện, rút giấy phép kinh doanh. Đồng thời, vận động người dân tham gia giám sát, quản lý, bảo vệ tài nguyên cát, sỏi và phát huy vai trò người dân phát hiện, tố giác các hành vi sai phạm trong lĩnh vực này.

Tại hội nghị, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam khẳng định, từ ngày 1/7 tới, cả hệ thống chính trị của tỉnh phải vào cuộc để lập lại trật tự kỷ cương trong khai thác cát, sỏi lòng sông Vu Gia – Thu Bồn. UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các huyện và Chủ tịch UBND các xã, đồng thời lấy địa bàn xã, thôn làm điểm trong đấu tranh, chống khai thác cát, sỏi trái phép.

Chủ tịch 45 xã có mặt tại hội nghị này phải quyết tâm đóng cửa tất cả các bãi tập kết cát không phép. Tỉnh sẽ cho đoàn kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện sai phạm, Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định, ông Đinh Văn Thu nói.

Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cũng giao trách nhiệm cho các sở, ngành quy tiến hành quy hoạch lại số doanh nghiệp đủ điều kiện khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh để dễ quản lý, tiện cho công tác đấu thầu khai thác mỏ cát.

Riêng khu vực sông Vu Gia - Thu Bồn chỉ cho phép khoảng 10 doanh nghiệp khai thác, hạn chế không cấp phép mỏ mới trong thời gian tới. Quy hoạch lại bến bãi, mỗi huyện, thị xã cấp phép tối đa không quá 3 bến bãi tập kết cát… Tất cả các chủ mỏ phải tập trung tập kết cát đến bến bãi có phép và được giám sát đầu ra cụ thể.
 
Quỳnh Trang (TH/ Dân Trí)

 

Các tin khác:

VNCA đề xuất giãn tiến độ đầu tư các dự án xi măng từ nay tới 2025 ()

Xi măng Kiện Khê đề nghị chuyển đổi mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất vôi ()

Kon Tum: Tăng cường quản lý thu thuế từ hoạt động khai thác đất sét sản xuất gạch, ngói ()

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển sản xuất vật liệu xây dựng mới ()

Quảng Ngãi: Xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công trước ngày 31/8/2018 ()

Hà Giang: Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ()

Đồng Tháp: Kiên quyết không để tình trạng khai thác cát không phé ()

Sẽ không còn quy hoạch riêng cho ngành xi măng ()

Thanh Hóa: Tăng cường sử dụng VLXD trong tỉnh cho các công trình, dự án ()

Chính phủ yêu cầu hạn chế xuất khẩu xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?