Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Sơn La: Đẩy nhanh lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công

06/11/2017 4:33:05 PM

Thực hiện lộ trình xóa bỏ gạch đất sét nung thủ công trên địa bàn tỉnh và thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, những năm qua, các cấp, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ những giải pháp tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở xóa bỏ lò gạch thủ công, mở rộng các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung.


Sản xuất gạch không nung tại doanh nghiệp tư nhân sản xuất vật liệu xây dựng An Mai (Mai Sơn).

Đến nay, toàn tỉnh Sơn La còn 6 lò gạch nung thủ công hoạt động, giảm 104 lò so với năm 2013. Đã hình thành một số cơ sở sản xuất gạch không nung, công nghệ sản xuất đa dạng, phong phú, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Quá trình triển khai, Sở Xây dựng đã tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 119 của UBND tỉnh Sơn La về việc thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ gạch đất sét nung thủ công trên địa bàn tỉnh; ban hành Hướng dẫn số 504 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn sử dụng vật liệu xây không nung trong xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, UBND các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung, lộ trình cắt giảm, xóa bỏ lò gạch đất sét nung thủ công, phù hợp tình hình, nhu cầu vật liệu gạch xây dựng của địa phương. Trong đó, 8/12 huyện, thành phố đã thực hiện cắt giảm lò gạch thủ công đảm bảo theo lộ trình, điển hình như: Huyện Sông Mã giảm 50 lò, huyện Yên Châu 14 lò, giảm 57,7% tổng số lò trên địa bàn tỉnh so với năm 2013.

Tuy nhiên, việc sắp xếp, sáp nhập các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công để chuyển sang mô hình sản xuất gạch nung công nghệ tiên tiến hiện đại lò tuynel hoặc sản xuất gạch không nung đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thị trường tiêu thụ gạch không nung hiện còn hạn chế. Vì vậy, trên địa bàn các huyện Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố vẫn còn tồn tại lò gạch nung thủ công đang hoạt động, gây khó khăn trong công tác sáp nhập, chuyển đổi.

Trao đổi với đồng chí Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND huyện Mường La, được biết: Sản xuất gạch nung thủ công vốn là nghành nghề lâu đời, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Việc dừng sản xuất gạch đất sét nung sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của một số lớn lao động, vì vậy, cùng với tập trung thực hiện các giải pháp thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn huyện, thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để các hộ chuyển đổi từ sản xuất gạch nung thủ công, sang trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả. Đối với 2 lò gạch nung thủ công hoạt động tại xã Pi Toong và Mường Bú, qua kiểm tra, rà soát huyện đã lập biên bản đình chỉ hoạt động và các cơ sở đã chấp hành ngừng hoạt động.

Bên cạnh đó, thực hiện đầu tư các cơ sở sản xuất gạch không nung và đưa vào sử dụng thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 65-75% vào năm 2020. Sở Xây dựng đã hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục hành chính để các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu không nung đăng ký thông tin doanh nghiệp, giá công khai trên trang thông tin điện tử của Sở. Các huyện, thành phố đã phối hợp với UBND các xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất về chủ trương của tỉnh, kế hoạch của huyện, thành phố để chủ động phương án sản xuất, chuyển đổi mô hình theo lộ trình kế hoạch đề ra.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 9 cơ sở sản xuất gạch không nung có công suất thiết kế từ 1,8 - 17 triệu viên/năm và hàng chục các cơ sở sản xuất VLXD hộ gia đình. Trong đó, các công ty TNHH Lengtech Vân Hồ; Công ty CP đầu tư và xây dựng số 1 Sơn La; Công ty TNHH một thành viên VH 77; DNTN Phượng Trà; DNTN sản xuất vật liệu xây dựng An Mai; Công ty cổ phần thương mại Xuân Hoàng đã thực hiện công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa làm vật liệu xây dựng theo quy định. 10 tháng qua, tổng sản lượng gạch xây không nung đạt trên 20 triệu viên.

Việc thực hiện cắt giảm, xóa bỏ các lò nung thủ công và chuyển đổi sang sản xuất vật liệu công nghệ tiên tiến là phù hợp với xu thế phát triển và thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ trong việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình. Thời gian tới, để hoàn thành xóa bỏ lò gạch đất sét nung thủ công đúng lộ trình, UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền; tăng cường công tác thanh tra xử lý việc gây ô nhiễm môi trường từ các lò gạch nung thủ công trên địa bàn tỉnh; xử lý vi phạm sử dụng đất sai mục đích; khai thác tài nguyên đất để sản xuất gạch nung không có giấy phép. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc khai thác trái phép đất nông nghiệp để sản xuất gạch thủ công; vận động thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp chuyển đổi sau khi xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh.
 
Quỳnh Trang (TH/ CTT Sơn La)

 

Các tin khác:

Chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa Yên Bình, tỉnh Yên Bái ()

Sử dụng nguồn cát thải dôi dư trong khai thác titan để sản xuất gạch không nung ()

Quảng Ninh đề nghị di chuyển vị trí thực hiện dự án nhà máy Xi măng Thăng Long II, Hạ Long II ()

Quý IV: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch xi măng phù hợp với thực tế ()

Gia Lai: Hết năm 2017 chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng thủ công ()

Đề xuất ứng dụng cát xay trong các công trình giao thông ()

Kon Tum: Phát triển vật liệu xây không nung và chấm dứt sản xuất gạch xây đất sét nung bằng lò thủ công ()

Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vật liệu xây không nung ()

Đề nghị tiếp tục cấp phép khai thác mỏ đá vôi tại Lèn Răng Cưa ()

TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng yêu cầu doanh nghiệp khai thác cát tăng nguồn cung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?