Ngày 31/8 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đối với hoạt động sản xuất vôi của các cơ sở. Kết quả kiểm tra cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước của các cơ sở này còn nhiều hạn chế.

Lò sản xuất vôi thủ công.
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 57 cơ sở sản xuất vôi thủ công, tập trung ở 4 địa phương là TP. Hạ Long (2 cơ sở), TP. Uông Bí (42 cơ sở), thị xã Đông Triều (10 cơ sở) và thị xã Quảng Yên (3 cơ sở). Mỗi cơ sở thường có từ 1 - 3 cặp lò, công suất thiết kế mỗi lò khoảng 3.000 tấn/năm, tổng công suất thiết kế đạt khoảng 250.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, phần lớn các lò vôi thủ công là do các hộ gia đình tự góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và tiêu thụ sản phẩm, không được cơ quan thẩm quyền cấp phép nên việc xây dựng không theo quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật. Hầu hết các cơ sở đều sử dụng công nghệ lò đứng thủ công liên hoàn, thiết bị phục vụ chủ yếu dùng trong các lò vôi này là băng tải, máy xúc để vận chuyển nguyên, nhiên liệu vào lò và đưa sản phẩm ra lò. Quá trình này đã phát tán một lượng bụi lớn ra ngoài môi trường.
Hầu hết các cơ sở sản xuất vôi thủ công đều không được cấp phép, tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, không có hệ thống thu gom xử lý nước mặt trước khi thải ra môi trường, chưa có hệ thống thu gom trạt vôi, nếu gặp mưa, lượng trạt vôi phát sinh trong quá trình sản xuất vôi này sẽ có nguy cơ bị cuốn trôi, phát tán ra môi trường, không có các biện pháp để xử lý, hạn chế bụi phát tán như dùng bạt lưới, tưới nước dập bụi.
Bên cạnh những tồn tại trên, hoạt động sản xuất vôi thủ công của các cơ sở này cũng gây lãng phí và khó quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh, khi các mỏ đá Hang Son, Phương Nam (TP. Uông Bí) và mỏ đá Yên Đức (thị xã Đông Triều) chỉ được cấp phép để khai thác sản xuất vật liệu xây dựng thông thường chứ không được cấp phép để khai thác chế biến làm nguyên liệu nung vôi.
Trong khi đó hiện nay, nguồn nguyên liệu đá vôi được các cơ sở thu mua chủ yếu từ các mỏ đá trên. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên khoáng sản, thực trạng báo động nhất ở các cơ sở này chính là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn lao động đối với hàng nghìn lao động. Bởi lẽ, vì bài toán kinh tế, các chủ lò vôi đều không đầu tư hệ thống xử lý khí thải độc hại. Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, sau nhiều năm làm việc trong môi trường độc hại, việc tích tụ khí CO, NOx và lượng vôi bột cực nhỏ thẩm thấu qua đường hô hấp sẽ khiến người lao động mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Được biết, nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập trên, tháng 3/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1460/KH-UBND với lộ trình đặt ra là đến năm 2018, các địa phương sẽ phải chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi bằng lò nung thủ công.
Để đạt được mục tiêu này, kế hoạch và lộ trình chấm dứt cần được các địa phương phổ biến sâu rộng đến các cơ sở. Đồng thời kiên quyết không để phát sinh thêm các lò nung vôi trên địa bàn; hướng dẫn chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện của từng cơ sở. Đặc biệt, trước khi tiến hành chuyển đổi hoặc chấm dứt hoạt động, các cơ quan chức năng phải yêu cầu các cơ sở khắc phục tồn tại, nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tài nguyên nước và mất an toàn lao động.
Tuy nhiên, phần lớn các lò vôi thủ công là do các hộ gia đình tự góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và tiêu thụ sản phẩm, không được cơ quan thẩm quyền cấp phép nên việc xây dựng không theo quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật. Hầu hết các cơ sở đều sử dụng công nghệ lò đứng thủ công liên hoàn, thiết bị phục vụ chủ yếu dùng trong các lò vôi này là băng tải, máy xúc để vận chuyển nguyên, nhiên liệu vào lò và đưa sản phẩm ra lò. Quá trình này đã phát tán một lượng bụi lớn ra ngoài môi trường.
Hầu hết các cơ sở sản xuất vôi thủ công đều không được cấp phép, tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, không có hệ thống thu gom xử lý nước mặt trước khi thải ra môi trường, chưa có hệ thống thu gom trạt vôi, nếu gặp mưa, lượng trạt vôi phát sinh trong quá trình sản xuất vôi này sẽ có nguy cơ bị cuốn trôi, phát tán ra môi trường, không có các biện pháp để xử lý, hạn chế bụi phát tán như dùng bạt lưới, tưới nước dập bụi.
Bên cạnh những tồn tại trên, hoạt động sản xuất vôi thủ công của các cơ sở này cũng gây lãng phí và khó quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh, khi các mỏ đá Hang Son, Phương Nam (TP. Uông Bí) và mỏ đá Yên Đức (thị xã Đông Triều) chỉ được cấp phép để khai thác sản xuất vật liệu xây dựng thông thường chứ không được cấp phép để khai thác chế biến làm nguyên liệu nung vôi.
Trong khi đó hiện nay, nguồn nguyên liệu đá vôi được các cơ sở thu mua chủ yếu từ các mỏ đá trên. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên khoáng sản, thực trạng báo động nhất ở các cơ sở này chính là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn lao động đối với hàng nghìn lao động. Bởi lẽ, vì bài toán kinh tế, các chủ lò vôi đều không đầu tư hệ thống xử lý khí thải độc hại. Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, sau nhiều năm làm việc trong môi trường độc hại, việc tích tụ khí CO, NOx và lượng vôi bột cực nhỏ thẩm thấu qua đường hô hấp sẽ khiến người lao động mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Được biết, nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập trên, tháng 3/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1460/KH-UBND với lộ trình đặt ra là đến năm 2018, các địa phương sẽ phải chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi bằng lò nung thủ công.
Để đạt được mục tiêu này, kế hoạch và lộ trình chấm dứt cần được các địa phương phổ biến sâu rộng đến các cơ sở. Đồng thời kiên quyết không để phát sinh thêm các lò nung vôi trên địa bàn; hướng dẫn chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện của từng cơ sở. Đặc biệt, trước khi tiến hành chuyển đổi hoặc chấm dứt hoạt động, các cơ quan chức năng phải yêu cầu các cơ sở khắc phục tồn tại, nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tài nguyên nước và mất an toàn lao động.
Quỳnh Trang (TH)