Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Sẽ không còn quy hoạch riêng cho ngành xi măng

05/06/2018 8:55:50 AM

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày, Chính phủ đã liêp tiếp có 2 thông báo quan trọng đối với ngành xi măng Việt Nam.

Tại văn bản số 4721/VPCP-CN ngày 21/5/2018, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ ngành liên quan đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản làm xi măng và hạn chế xuất khẩu xi măng.

Sau đó, tại văn bản số 199/TB-VPCP ngày 31/5/2018, Chính phủ tiếp tục ra thông báo về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về một số vấn đề của ngành xi măng.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đánh giá thực trạng ngành xi măng. Trên cơ sở đó, xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm cân đối cung cầu.
 

Trong đó, lưu ý Quy hoạch các nhà máy xi măng gắn với vùng nguyên liệu; sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; đầu tư đồng bộ từ khâu chế biến nguyên liệu đến đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng khí thải để phát triển; đẩy mạnh đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; khắc phục tình trạng đầu tư hàng loạt, ảnh hưởng đến môi trường, hạ tầng và thị trường; đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng và năng suất lao động của cả ngành xi măng, hạn chế xuất khẩu xi măng.

Bộ Xây dựng khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; nghiên cứu đưa một số nội dung cần thiết tại dự thảo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam vào Quy hoạch trên .

Đến nay Chính phủ đã 3 lần ra Quyết định Quy hoạch phát triển ngành xi măng, đó là các bản Quyết định phê duyệt Quy hoạch sau:

- Số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 về việc Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005, về việc Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam  giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Điều đáng nói là rất nhiều các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch đến nay dường như không thực hiện được hoặc không được quan tâm thực hiện.

Về công nghệ, hàng loạt các dự án đầu tư sau này vẫn sử dụng công nghệ từ Trung Quốc, mức độ tự động hóa không cao. Nhiều dự án có trục trặc với nhà thầu Trung Quốc nên không được chuyển giao công nghệ đầy đủ. Thậm trí có công đoạn phải thực hiện thủ công.

Theo Quy hoạch 1488 năm 2011, hầu hết các nhà máy phải đầu tư lắp đặt hệ thống phát điện nhiệt khí thải. Nhưng đến nay, số lượng nhà máy lắp đặt hệ thống này rất ít. Chủ trương đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đã cơ bản thất bại. 

Chủ trương tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, theo các chuyên gia, cũng không đạt yêu cầu.

Các chỉ tiêu kỹ thuật, Quy hoạch 1488 và các Quy hoạch trước đó đều nêu rõ: Các nhà máy xi măng phải đáp ứng yêu cầu về công nghệ, với mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao; chi phí nhân công thấp; tiêu hao điện năng, nhiên liệu thấp; phát thải bụi thấp và tiết kiệm nguyên liệu. Một số chỉ tiêu cụ thể như: Tiêu hao nhiệt năng: ≤ 730 Kcal/kg clanhke; Tiêu hao điện năng: ≤ 90 Kwh/tấn xi măng; Nồng độ bụi phát thải: ≤ 30 mg/Nm3. Nhưng hầu hết các nhà máy trong quá trình sản xuất còn cách rất xa mới đạt các chỉ tiêu này.

>> Chi tiết văn bản xem TẠI ĐÂY.

ximang.vn

 

Các tin khác:

Thanh Hóa: Tăng cường sử dụng VLXD trong tỉnh cho các công trình, dự án ()

Chính phủ yêu cầu hạn chế xuất khẩu xi măng ()

Xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp xi măng đến 2030 ()

Quảng Ninh: Cần sớm điều chỉnh Quy hoạch sử dụng khoáng sản làm VLXD ()

Thanh Hóa chú trọng đầu tư phát triển vật liệu xây dựng mới ()

Bộ Xây dựng đồng ý mở rộng khu vực khai thác và nâng công suất NM chế biến đá ốp lát tại Phú Yên ()

Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh ()

Bắc Ninh: Phê duyệt Quy hoạch khu vực khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông ()

VPCP: Sớm đưa nhà máy Xi măng Đại Việt-Dung Quất hoạt động trở lại ()

Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp quản lý ngành xi măng phù hợp với thực tế ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?