Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Phát triển VLXD phục vụ các vùng biển đảo là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách

12/12/2018 8:29:00 AM

Phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các vùng biển đảo được Bộ Xây dựng xác định là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Hiện Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thiện Đề án “Nghiên cứu phát triển vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2050” và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 12/2018.

Công trình ven biển và hải đảo chi phí lớn trong xây dựng

Theo báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện về chiến lược biển Việt Nam đến năm 20202, định hướng đến năm 2030, tổng nguồn vốn đầu tư của 28 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ven biển bằng 55 - 60% so với tổng vốn đầu tư cả nước. Riêng vốn đầu tư cho hệ thống đảo từ nay đến năm 2020 khoảng 162,5 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh chủ trương khuyến khích dân cư sinh sống trên đảo, việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất là hết sức quan trọng, cần đi trước một bước phục vụ cho tất cả các lĩnh vực, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng công trình biển đảo một cách đồng bộ, hiện đại, đảm bảo mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Theo các tài liệu khảo sát, các công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật bê tông cốt thép ở ven biển, trên các đảo sau 5 - 10 - 20 năm thường bị ăn mòn và phá hủy trầm trọng, đòi hỏi chi phí lớn cho việc sửa chữa và bảo vệ, chiếm khoảng 40 - 70% giá thành xây dựng.

Các công trình bê tông cốt thép trên các đảo hiện nay hầu hết được xây dựng dựa trên nguồn nguyên vật liệu được vận chuyển từ đất liền ra, do đó chi phí vận chuyển rất tốn kém. Hơn nữa, việc chuyên chở một khối lượng lớn nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo phục vụ việc thi công xây dựng tại chỗ là rất khó khăn.
 

Mặt khác, vật liệu khi chuyên chở trên biển vì thời gian vận chuyển dài, chịu tác động của khí hậu biển nên bản thân vật liệu bị nhiễm mặn, bị xâm thực bởi nước biển nên chất lượng của công trình bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ sẽ bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ bị ăn mòn, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 9346:2012.

Do vậy, cần phải có các loại vật liệu xây dựng có tính năng vượt trội, khác biệt, có thể thích ứng được với môi trường xâm thực, khắc nghiệt của biển. Việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm VLXD phục vụ cho các vùng biển đảo là rất quan trọng và cấp bách.

Phát triển vật liệu xây dựng​ phục vụ cho biển đảo quan trọng và cấp bách

Theo ThS. Lương Văn Hùng (Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng), Chủ nhiệm Đề án cho biết, việc xây dựng, triển khai thực hiện Đề án là cụ thể hóa đường lối của Đảng và nhà nước; Chương trình hành động của Chính phủ về chiến lược biển Việt Nam, góp phần tăng cường phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Việc nghiên cứu các chủng loại vật liệu xây dựng biển đảo bao gồm: Vật liệu sử dụng cho bê tông và kết cấu thép; vật liệu xây và lợp chủ yếu (kính xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh…) để trang trí, nội, ngoại thất, kiến trúc, vật liệu san lấp, mở rộng, cải tạo các vùng biển, hải đảo (đá, cát xây dựng…) và các loại vật liệu phụ gia cần thiết khác.

Tại hội thảo lất ý kiến đóng góp cho Đề án, do Bộ Xây dựng tổ chức mới đây, đại diện Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng) nhận định đây là Đề án rất tốt cho quốc phòng an ninh. Phía Hải quân mong muốn Ban soạn thảo Đề án sớm nghiên cứu các vật liệu tại chỗ để đưa vào ứng dụng trong thực tế.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh thì cho rằng đây là một Đề án hết sức thiết thực, giảm được chi phí xây dựng đối với địa phương, nhất là với tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh có địa lý tự nhiên thuận lợi, có nguồn khoáng sản đa dạng, trong đó có khoáng sản phục vụ để khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Đặc biệt, nguồn chất thải công nghiệp (tro, xỉ, thạch cao) từ các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn lớn, khoảng 7 triệu tấn/năm. Do vậy tỉnh Quảng Ninh mong muốn sớm đưa nguồn thải tro, xỉ, thạch cao để sử dụng sản xuất các cấu kiện bê tông, phụ gia xi măng, vật liệu xây không nung, phục vụ san lấp, tôn tạo môi trường biển, đảo…

Dự kiến trình Đề án vào cuối tháng 12/2018

Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Phạm Văn Bắc cho biết thêm, Đề án được bắt đầu nghiên cứu cuối 2017 và hiện đã cơ bản hoàn thiện. Trước hội thảo, Bộ Xây dựng cũng đã lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan đóng góp cho đề án. Ban soạn thảo sẽ tổng hợp và tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, các chuyên gia để hoàn thiện đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2018.

Cũng theo ông Bắc, thực tế, trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu rải rác cho từng loại vật liệu cho phát triển xây dựng các công trình ven biển và hải đảo đã được thực hiện nhưng chưa đầy đủ, ngăn nắp, rõ ràng. Cho nên, cần có chương trình phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình biển đảo một cách tổng thể, có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ đến các Bộ, ngành, địa phương.

Ông Bắc nhấn mạnh: Nòng cốt của Đề án là khảo sát, tổng hợp các cơ chế chính sách đã có, chính sách nào thiếu thì tiếp tục đề xuất với Chính phủ nhằm phát triển vật liệu xây dựng cho công trình biển đảo cho phù hợp hơn.

Khi đã nghiên cứu được thì xây dựng thành kho dữ liệu về các loại vật liệu xây dựng cho biển đảo, để áp dụng cho thực tế. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn thi công, nghiệm thu và các điều kiện về kỹ thuật để cho các nhà sản xuất biết với môi trường biển đảo cần sản xuất những vật liệu như thế nào và để người dân biết điều kiện môi trường biển đảo thì cần sử dụng các loại vật liệu như thế nào thì mới bảo đảm độ bền, thích ứng với môi trường, nhằm tăng giá trị và tuổi thọ công trình.

Trên cơ sở mục tiêu của Đề án, Bộ Xây dựng tham mưu với Chính phủ đưa ra các phương án, phương pháp tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương liên quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, làm sao để đến năm 2025, cơ bản thực hiện được công trình vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng các công trình ven biển và hải đảo.

ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường phục vụ chương trình xây dựng NTM ()

Đắk Lắk: Thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch đất sét nung sử dụng công nghệ lạc hậu ()

Đồng Tháp: Thắt chặt quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông ()

Quảng Ninh: Tăng cường quản lý khai thác cát, sỏi ()

Cao Bằng: Tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, cung ứng VLXD trên địa bàn tỉnh ()

Phú Yên: Kiểm tra liên ngành về hoạt động khai thác khoáng sản ()

Yên Bái: Đồng ý cho các doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung chuyển đổi công nghệ tiên tiến ()

Quảng Bình: Chú trọng phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh ()

Sở Xây dựng Hà Nội tăng cường công tác quản lý vật liệu xây dựng ()

Lập kế hoạch sử dụng tro xỉ vào các mục đích phù hợp ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?