Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Bắc Kạn: Tăng cường công tác quản lý vật liệu xây dựng

26/02/2016 2:58:39 PM

Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý quy hoạch và phát triển vật liệu xây dựng là cơ sở để các doanh nghiệp, cá nhân khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng định hướng và mang lại hiệu quả cao...

“Vấn đề giá vật liệu xây dựng thực sự khó quản lý, không ít cơ sở kinh doanh bán không đúng giá niêm yết, giá một đằng bán một nẻo gây khó khăn trong quá trình thi công các công trình và khi thanh toán cũng vậy. Thậm chí, gạch xi măng thủ công không đủ tiêu chuẩn cũng đưa vào sử dụng trong công trình…”. Đó là những ý kiến các huyện, thành phố đưa ra khi bàn về vấn đề quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tại hội nghị tổng kết ngành Xây dựng.

Trên thực tế, công tác quản lý giá vật liệu xây dựng mới chỉ được liên Sở Xây dựng – Tài chính thực hiện công bố giá vật liệu đến trung tâm các huyện, thành phố. Đối với các công trình cụ thể, việc xác định giá vật liệu xây dựng thuộc về các chủ đầu tư. Nhiều công trình chủ đầu tư không kiểm soát được giá nguyên vật liệu cụ thể, dẫn đến việc lập hồ sơ dự toán không sát với thực tế, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Do đó, công tác xác định giá vật liệu các công trình cụ thể, xây dựng chỉ số giá để điều chỉnh các gói thầu khiến các chủ đầu tư còn lúng túng trong tổ chức thực hiện.

Sau 05 năm thực hiện Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, đến nay một số sản phẩm vật liệu xây dựng đang được khai thác cơ bản ổn định phù hợp với quy hoạch như cát, đá xây dựng. Nhưng cũng còn nhiều loại vật liệu xây dựng đã không còn phù hợp quy hoạch phát triển như vật liệu xi măng, bê tông đúc sẵn, gạch đất sét nung thủ công…

Theo số liệu của Sở Xây dựng, toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 17 điểm mỏ khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng và 06 mỏ khai thác cát, sỏi được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, theo quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 – 2020, vẫn còn 06/14 điểm mỏ cát, sỏi chưa được khai thác. Các điểm mỏ phân bố không đồng đều, trữ lượng, chất lượng một số mỏ chưa cao cũng là lý do chưa tạo được môi trường thu hút đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Thực tế, hiện không nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mạnh dạn đầu tư sâu vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là những loại sản phẩm mới như vật liệu xây không nung, mặc dù thị trường này còn đang bị bỏ ngỏ. Năm 2015, Công ty Cổ phần Hồng Hà đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu tại phường Xuất Hóa (TP. Bắc Kạn). Sản phẩm gạch không nung của đơn vị này đã được công bố chứng nhận hợp quy sản phẩm theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Sau gần một năm đi vào hoạt đồng, nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty Cổ phần Hồng Hà sản xuất ước khoảng 3 triệu viên (đạt 43% công suất) và tiêu thụ trên 2 triệu viên, doanh thu năm 2015 đạt khoảng 02 tỷ đồng.

Ngoài ra, trên toàn tỉnh hiện có trên 40 cơ sở sản xuất vật liệu không nung là các hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, ngoài dây chuyền sản xuất của Công ty Cổ phần Hồng Hà thì các cơ sở này đều sản xuất theo hình thức thủ công, chưa được tổ chức có chức năng đánh giá, kiểm định chất lượng và cũng chưa xác định tiêu chuẩn cơ sở, do vậy chỉ phục vụ chủ yếu cho nhu cầu xây dựng của các hộ gia đình.
 

Sản xuất gạch không nung tại Công ty Cổ phần Hồng Hà.

Trong khi đó, lộ trình xóa bỏ lò gạch nung bằng thủ công trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, các chủ lò gạch thủ công chưa chủ động tiếp cận hướng đầu tư mới. Theo lộ trình xóa bỏ lò gạch, ngói thủ công của tỉnh được chia thành các giai đoạn thực hiện: từ 01/01/2015 cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch ngói thủ công trong khu vực đất canh tác nông nghiệp và khu đông dân cư; từ 01/01/2018 cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch ngói thủ công gạch ngói thủ công trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới; từ 01/01/2020 cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch, ngói thủ công trên toàn tỉnh. Qua báo cáo của các huyện thì công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, lộ trình xóa bỏ các lò gạch, ngói thủ công cơ bản đã được UBND các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, năm 2015 cả tỉnh mới chỉ xóa bỏ được 06 lò gạch thủ công (huyện Chợ Đồn 02 lò; Pác Nặm 01 lò; Ngân Sơn 02 lò; Bạch Thông 01 lò), trên toàn tỉnh hiện vẫn còn 25 cơ sở sản xuất gạch, ngói thủ công đang hoạt động sản xuất trong khu vực đất canh tác nông nghiệp và khu đông dân cư.

Theo quy định, các công trình của Nhà nước sử dụng vốn ngân sách từ năm 2014 trở đi sẽ phải sử dụng tối thiểu 50% loại vật liệu không nung để xây dựng và sau năm 2016 hoàn toàn phải sử dụng 100% vật liệu không nung cho xây dựng công trình. Nhưng theo số liệu từ Sở Xây dựng cho thấy, hiện nay các công trình chủ yếu vẫn sử dụng gạch đất sét nung, tỷ lệ công trình sử dụng vật liệu xây không nung chưa cao, cụ thể: Huyện Na Rì đạt 44% (12/27 công trình); huyện Chợ Đồn là 10% (02 công trình); các huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể đều không có công trình nào sử dụng vật liệu xây không nung. Lộ trình đến năm 2020, vật liệu xây không nung sẽ thay thế gạch đất sét nung truyền thống hiện nay nhằm bảo đảm môi trường, an ninh lương thực theo chủ trương chung của Chính phủ. Nhưng với tình hình thực tế, sẽ rất khó “về đích” nếu ngay từ bây giờ, các cấp, ngành, địa phương không vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ hơn trong công tác quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng, cũng như quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng đang xây dựng đề cương điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, bên cạnh công tác quy hoạch thì vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng càng phải được chú trọng hơn. Đó cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn hoạt động đúng định hướng và mang lại hiệu quả cao.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Bắc Kạn)

 

Các tin khác:

ThaiGroup mở rộng xây dựng dây chuyền 2 nhà máy Xi măng Xuân Thành - Thạnh Mỹ ()

Phú Yên: Hỗ trợ tháo dỡ lò sản xuất gạch, ngói thủ công ()

Bổ sung dây chuyền 3 nhà máy Xi măng Thành Thắng vào Quy hoạch xi măng ()

Vôi, đá vôi xuất khẩu sẽ bị kiểm soát chặt hơn ()

Từ 1/7 tăng thuế suất thuế tài nguyên nhiều nhóm hàng khoáng sản kim loại ()

Quảng Bình cho Công ty Vicem Hải Vân thuê đất để khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng ()

Bình Định chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói bằng lò thủ công ()

Cao Bằng: Phê duyệt Kế hoạch đấu giá khai thác khoáng sản năm 2016 ()

Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát các cơ sở sản xuất vôi ()

Bình Định: Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?