Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Trong nước

Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Xây dựng

22/12/2011 9:20:14 AM

Ngày 21/12, đoàn công tác của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã có cuộc làm việc với Công đoàn Xây dựng Việt Nam về tình hình thực hiện công tác dân số - KHHGĐ, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Xây dựng. Trước đó đoàn đã có cuộc thăm và kiểm tra thực tế tại Cty CP Xi măng Bỉm Sơn.




Thay mặt ban nữ công CĐXDVN, Phó Chủ tịch CĐXDVN Nguyễn Thị Yên đã báo cáo tình hình trong công tác nữ công ngành Xây dựng. Theo đó tỷ lệ lao động nữ trong ngành Xây dựng bình quân chiếm 17,33% (so với 5 năm tr­­­ước giảm 2,47% do quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà n­­­ước). Trong đó, tỷ lệ nữ ở các đơn vị trực thuộc Bộ chiếm 14,9%; các đơn vị thuộc ngành Xây dựng địa ph­­­­ương chiếm hơn 20%.


Về chất lư­­­­ợng nữ CNVCLĐ, số lao động thuộc diện ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã đư­­­­ợc nâng lên; độ tuổi lao động nữ hầu hết đã đ­ược trẻ hoá; số lao động nữ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề qua đào tạo đã đ­­­ược nâng lên rõ rệt.

Sự phối hợp giữa Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam để chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ, từng bước bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ về lao động, việc làm, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ; nâng cao chất l­ượng và hiệu quả hoạt động của nữ CNVCLĐ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ đ­ược giới thiệu và bầu vào chức vụ lãnh đạo các cấp; từng bước nâng cao năng lực hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.

Trong việc quản lý, sử dụng lao động nữ, hầu hết các đơn vị đã quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ theo quy định của pháp luật. Công đoàn các cấp chủ động phối hợp cùng chính quyền tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ, nhiều chị em nữ đã đ­­ược đảm bảo về việc làm, được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động nữ, nhiều chị đ­ược cử đi đào tạo và đưa vào diện quy hoạch.

Trong giai đoạn khó khăn về việc làm, một số đơn vị đã tạo điều kiện cho nữ CNVCLĐ vay vốn, hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, do đó ngành Xây dựng đã xoá đ­ược hộ đói, giảm đ­ược hộ nghèo trong CNVCLĐ, điển hình là CĐ Tập đoàn Sông Đà, CĐ TCty Xây dựng và phát triển Hạ tầng Licogi, CĐ TCty Lắp máy Việt Nam Lilama, CĐ TCty Xây dựng Hà Nội, CĐ TCty Sông Hồng.

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nữ CNVCLĐ trong Ngành đã được quan tâm, trên 90% lao động nữ trong các doanh nghiệp trực thuộc Bộ đã đ­ược khám sức khoẻ định kỳ và phân loại lao động.

Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Xây dựng triển khai và chỉ đạo các đơn vị bằng cách đưa vào nội dung, chương trình tập huấn công tác nữ công của Công đoàn Xây dựng Việt Nam và tập huấn của công đoàn các cấp, đã giúp cho đội ngũ cán bộ chuyển biến về nhận thức, tiếp tục tuyên truyền CNVCLĐ trong Ngành tự giác, ý thức được việc thực hiện dân số KHHGĐ, chỉ dừng lại ở 1-2 con để nuôi dạy cho tốt. Trong thời gian 5 năm (2006-2011), toàn Ngành có 67 trường hợp là nữ CNVCLĐ sinh con thứ 3; 1 trường hợp sinh con thứ 2 ngoài giá thú. Năm 2010 phát hiện 01 trường hợp sinh con thứ 3 ngoài diện, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã thông báo đến đơn vị và không xét danh hiệu thi đua cho cá nhân bị vi phạm.

Tại cuộc làm việc này, CĐXDVN cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Nghiên cứu, phối hợp với Bộ Lao động Th­­­ương binh và Xã hội mà trực tiếp là Vụ Bình đẳng giới hoặc các tổ chức quốc tế để có các chư­­­ơng trình bồi d­­­ưỡng, đào tạo cho cán bộ nữ công công đoàn các cấp theo nội dung hoạt động phù hợp với điều kiện Việt Nam khi đã hội nhập kinh tế quốc tế, giúp chị em có điều kiện cập nhật kiến thức, học tập kinh nghiệm của các nước bạn và mở rộng tầm nhìn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Ngành Xây dựng là ngành lớn, có đặc thù nghề nghiệp phức tạp, đề nghị Tổng Liên đoàn có dự án trong nước hay quốc tế về nghiên cứu, xây dựng các giải pháp thực hiện bình đẳng giới, đề nghị quan tâm tạo điều kiện để ngành Xây dựng được nhận dự án.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?