Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức quốc tế

Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 27/8 - 1/9

04/09/2012 3:28:29 PM

Eurozone có khả năng rơi vào suy thoái lần hai, kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự đoán và thị trường chứng khoán các nước ASEAN sẽ được liên kết trong tháng 9.

1. Eurozone nguy cơ rơi vào suy thoái lần hai

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có khả năng rơi vào suy thoái lần thứ hai trong vòng ba năm qua. Theo Công ty dữ liệu tài chính Markit, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) quý III của eurozone có thể giảm 0,5% so với quý trước. Suy yếu của khu vực này cũng khiến nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, lao đao vì xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Các số liệu mới nhất cho thấy suy giảm đang lan rộng khắp các nước thành viên eurozone. PMI tháng 8 của Đức xuống mức thấp nhất ba năm, đồng thời là tháng giảm thứ tư liên tiếp. Giám đốc kinh tế của Capital Economics - ông Jonathan Loynes cho biết: "Yếu kém của các nước eurozone đang cản trở những nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại khu vực".

2. Tây Ban Nha tiếp tục lún sâu vào suy thoái

Theo Cơ quan Thống kê Tây Ban Nha (INE), GDP quý II của nước này giảm 0,4% so với quý trước và 1,3% so với cùng kỳ. INE cũng điều chỉnh mức giảm GDP quý I là 0,3% so với quý cuối năm 2011 và 0,6% so với cùng kỳ, cao hơn ước tính ban đầu là 0,4%.

Tây Ban Nha đang chìm vào suy thoái sau hai quý liên tiếp tăng trưởng âm. Năm ngoái, GDP nước này chỉ tăng 0,4%, thấp hơn nhiều dự đoán 0,7% trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây hiện cũng cao nhất thế giới với gần 25%. Các chuyên gia cho rằng kinh tế Tây Ban Nha sẽ còn tiếp tục co lại trong nửa cuối 2012 và cả năm 2013.

3. Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự đoán

Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại Mỹ, GDP nước này tăng 1,7% trong quý II, trong khi dự đoán ban đầu là 1,5%, dẫu vậy vẫn thấp hơn 2% của quý I. Xuất khẩu cũng mạnh hơn báo cáo ban đầu. Tuy nhiên, tiêu dùng của người dân, vốn chiếm hơn hai phần ba kinh tế Mỹ, lại chỉ tăng rất khiêm tốn.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự đoán nước này sẽ tiếp tục phục hồi "với tốc độ khiêm tốn" nửa cuối năm 2012. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho rằng "các thay đổi đáng kể trong chính sách thuế và chi tiêu" sẽ đẩy nước này quay lại vòng xoáy suy giảm trong năm tới. Các nhà kinh tế cho biết GDP của Mỹ cần tăng với tốc độ 3% một năm thì mới giảm được đáng kể tỷ lệ thất nghiệp 8,3% hiện nay.

4. Dòng tiền nóng lại quay về châu Á

Những tháng gần đây, dòng tiền đầu tư vào Đông Á, Hàn Quốc và thậm chí cả Ấn Độ đang tăng mạnh. Đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu và trái phiếu Philippines tăng vọt trong tháng 7 với 963 triệu USD, tương đương toàn bộ dòng vốn nửa đầu năm 2012. Nhà đầu tư ngoại cũng mua 1 tỷ USD cổ phiếu tại Malaysia trong tháng 7, 20,4 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu Thái trong 7 tháng đầu năm.

Dòng vốn nóng lại đang đẩy giá đồng peso Philippines, đôla Singapore và won Hàn Quốc lên cao, đe dọa triển vọng xuất khẩu của các nước này. Nếu thị trường bất động sản nóng lên, chính phủ các nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hạ lãi suất và tăng chi tiêu công để thúc đẩy kinh tế. Tệ hơn nữa, việc này có thể còn tạo ra bong bóng nhà đất.

5. Thị trường chứng khoán ASEAN sẽ được liên kết trong tháng 9


Dự án mang tên "ASEAN Trading Link" là một phần trong kế hoạch dài hạn được các nhà hoạch định chính sách Asean đặt ra nhằm thống nhất thị trường vốn của 10 nước thành viên. Theo lộ trình, kế hoạch này sẽ bắt đầu vào tháng 9/2012 và hoàn tất năm 2015.

Hai nước tham gia đầu tiên là Singapore và Malaysia. Sau đó là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Theo đó, một hệ thống đặt lệnh điện tử sẽ được thiết kế cho phép các nhà môi giới ở Malaysia và Singapore dễ dàng kết nối khách hàng để giao dịch trên sàn của nhau. Các chuyên gia cho biết việc này sẽ giúp giảm bớt rào cản với nhà đầu tư, đồng thời khuyến khích giao dịch xuyên biên giới. Hai sàn chứng khoán Singapore Exchange và Bursa Malaysia sẽ trả phần lớn chi phí cho hệ thống này.


Theo VnExpress

 

Các tin khác:

Lần đầu tiên sau 31 năm, sản xuất thép của Trung Quốc có thể bị giảm ()

Xu hướng ngành công nghiệp xi măng Châu Á ()

CSI tổ chức Hội nghị RiO 20- Thỏa hiệp toàn cầu về phát triển bền vững ()

Xi măng Lafarge Vương quốc Anh với các liên kết đường sắt mới ()

Heidelberg tăng khối lượng bán hàng xi măng trong Q1- năm 2012 ()

Tổn thất trong quý đầu tiên của Tập đoàn xi măng Titan ()

KHD trao hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng mới ở Malaysia ()

Ngành xây dựng ở Vương quốc Anh chậm lại trong tháng 1/2012 ()

Đánh giá kết quả hoạt động cả năm 2011 của các công ty xi măng lớn ở Châu Âu ()

Nigeria không phải nhập khẩu xi măng? ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?