Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức quốc tế

Nền kinh tế phát triển góp phần tăng nhu cầu xi măng ở indonesia

23/12/2010 8:42:41 AM

Nền kinh tế phát triển mạnh và sự khuyến khích của chính phủ đối với việc phát triển hạ tầng cơ sở đang làm cho nhu cầu xi măng trong nước của Indonesia tăng lên đáng kể, với doanh số tiêu thụ trong năm 2010 dự kiến sẽ tăng 6% đạt tới 40,6 triệu tấn so với 38,4 triệu tấn của năm 2009.

Bên cạnh việc thực hiện các dự án hạ tầng cơ sở, các yếu tố khác đang có ảnh hưởng tích cực tới sản lượng tiêu thụ bao gồm cả sự bùng nổ nhà ở và chi tiêu nhiều hơn của chính phủ. Doanh số tiêu thụ ở Java tạo ra một thị phần lớn nhất 53% hoặc 19,8 triệu tấn trong năm 2010, trong đó 82% là xi măng bao và phần còn lại là xi măng rời.


Với việc các nhà sản xuất trong nước sản xuất được 39,5 triệu tấn và lượng nhập khẩu lên tới 1,5 triệu tấn trong năm nay, việc tăng cường thêm các công suất mới hiện có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là khi nhu cầu được dự kiến sẽ tăng lên 8%/năm vào năm 2015.


PT Holcim Indonesia, nhà sản xuất lớn thứ hai ở Indonesia và đang vận hành hai nhà máy ở Trung và Tây Java với tổng sản lượng clinker là 6,4 triệu tấn, vừa đưa ra các kế hoạch xây dựng nhà máy thứ ba của mình ở Tuban, Đông Java. Dự án này trị giá 450 triệu US$ sẽ nâng công suất sản xuất clinker của công ty lên 1,5 triệu tấn/năm, nâng tổng công suất xi măng hiện có của công ty lên gần 10 triệu tấn vào năm 2013 khi nhà máy mới đi vào hoạt động.


Nhà sản xuất hàng đầu,chiếm 45% thị phần của nước này PT Semen Gresik, đang lập kế hoạch phát hành trái phiếu trị giá 300 triệu US$ trong nửa đầu năm tới để cấp vốn cho các cuộc mua bán thụ đắc các công ty và nhằm tăng công suất của mình lên 25% đạt tới 22 triệu tấn/năm bắt đầu vào năm tới.


Gresik đã để dành gần 500 triệu US$ cho năm 2011 để cấp vốn cho mở rộng, sau khi dành 400 triệu US$ cho chi phí kinh doanh của năm nay, theo số liệu cung cấp của công ty, trong đó chi một ít ngân sách cho nâng cấp trang thiết bị và xây dựng các nhà máy mới ở Đông Java và Nam Sulawesi. Các nhà máy mới này sẽ nâng công suất của công ty lên 5 triệu tấn/năm, với việc nhà máy mới có công suất 2,5 triệu tấn/năm ở Sulawesi dự kiến sẽ đi vào vận hành trong năm tới và nhà máy công suất 2,5 triệu tấn/năm ở Đông Java sẽ đi vào vận hành trong năm 2012.


Các nhà sản xuất khác đã lập kế hoạch hiện thực hóa các khoản đầu tư của mình trong năm nay bao gồm cả PT Semen Andalas Indonesia mà đã bị tàn phá bởi cơn sóng thần xảy ra hồi tháng 12/2004 và đã tái thiết  nhà máy của mình có công suất 1,6 triệu tấn/năm. Ngoài ra, một công ty địa phương ở Jember, Đông Java, cụ thể là PT Semen Puger Raya Sentosa, cũng lập kế hoạch vận hành trạm nghiền công suất 300.000 tấn/năm.


Theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Indonesia (ASI) và của Bộ Công nghiệp cho thấy công suất sản xuất xi măng quốc gia trong năm nay đã đạt được 52,62 triệu tấn/năm, tăng 12% từ 46,94 triệu tấn/năm. Sản lượng Clinker hiện đạt mức 43,25 triệu tấn/năm so với 40,9 triệu tấn/năm của năm ngoái. Nhà đầu cơ lớn nhất về công suất sản xuất ở Indonesia là Indocement, thuộc quyền sở hữu của HeidelbergCement, đang vận hành hai nhà máy ở Java và một nhà máy ở Kalimantan,mang lại cho công ty này công suất lớn 15,6 triệu tấn clinker.


Nếu như toàn bộ các kế hoạch hiện tại và đã được lập dự án đều đạt kết quả, thì công suất sản xuất xi măng quốc gia sẽ đạt mức 70,22 triệu tấn/năm vào năm 2015, trong khi mức tiêu thụ trong nước dự kiến sẽ đạt 65 triệu tấn vào năm 2015.


Hiện tại, Semen Gresik cũng đang tạo ra các đợt sóng trên báo chí địa phương rằng công ty đang lập kế hoạch mua tiếp quản một công ty xi măng ở Đông Nam Á vào năm tới như là một phần của chiến dịch đa dạng hóa và mở rộng. Dwi Soetjipto, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Semen Gresik, cho biết trong tuần này công ty đang xem xét khả năng mua ở Malaysia hoặc ở Vietnam. “Khả năng duy nhất có lẽ là ở Malaysia. Chúng tôi vẫn đang đàm phán, vì vậy tôi không thể tiết lộ tên của họ được, nhưng chúng tôi đang dự kiến sẽ hoàn thành việc mua tiếp quản vào năm tới,” ông nói.



Theo cemnet

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?