Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức quốc tế

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011 của Ngành xi măng Châu Âu

29/08/2011 9:42:27 AM

Mới đây đã có thông tin về các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011 của ba hãng sản xuất xi măng hàng đầu ở Châu Âu: Italcementi , Titan và Dyckerhoff.

Trong khi hai hãng đầu đã gặp phải những vấn đề bất ổn do các hoạt động của họ ở Ai-cập, Dyckerhoff đã ghi nhận mức tăng đáng kể về tổng doanh số bán hàng. Các chi phí đầu vào tăng đã ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của mỗi công ty, tuy nhiên sự hồi phục về giá bán ở một số thị trường được dự kiến sẽ đạt được trong 6 tháng cuối năm 2011.

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2011 của Italcementi đã tăng được 2,1% tuy nhiên EBITDA hoạt động lại giảm đi 15,4% xuống 372,1 triệu Euro. Các chuyến hàng xi măng và clinker trong giai đoạn này đã giảm đi 0,3% xuống 27,4 triệu tấn. Trong khi các chuyến hàng ở Tây Âu tăng lên 3,2% đạt tới 9,98 triệu tấn, khối lượng tiêu thụ trong nước giảm 0,2%, đã đứng đầu trong quý I/2011. Ai-cập vẫn là nước có đóng góp nhiều nhất cho khu vực Trung Đông, tuy nhiên tình trạng bất ổn về chính trị và công suất xi măng mới tăng nhiều đã dẫn đến việc giảm doanh số bán hàng 14,1%. Doanh số bán hàng xi măng ở Châu Á đã tăng lên 7,1% với các lợi thế đáng kể ở Ấn Độ và Thái Lan. Trong khi các chuyến hàng chở xi măng ở Bắc Mỹ cuối cùng đã cho thấy sự cải thiện khiêm tốn 1,6% đạt tới 1,8 triệu tấn, việc định giá bán đang bị ảnh hưởng bởi áp lực cạnh tranh gay gắt và đã bị giảm thêm.

Tương tự, các hãng lớn hơn ở Châu Âu như Lafarge và HeidelbergCement (vừa công bố các kết quả sản xuất kinh doanh tuần trước), Italcementi đã bị ảnh hưởng bởi các chi phí đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, công ty này đã đưa ra một cái nhìn tích cực, chỉ rõ: "6 tháng cuối năm nay sẽ có sự hồi phục đáng kể về giá bán ở một số quốc gia, kể cả Ý, để giảm áp lực do lạm phát gây ra bởi các vấn đề về năng lượng ". Tập đoạn hy vọng đạt thêm các hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Pháp và ở các nước lớn có thị trường mới nổi để bù đắp cho các ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường Ai-cập.

Titan, hiện tại, đã bị ảnh hưởng nặng bởi hoạt động xây dựng yếu kém ở Hy Lạp và ở Liên bang Mỹ. Doanh thu 6 tháng đầu năm đã giảm đi 18,2% xuống 557 triệu euro và EBITDA đã giảm đi 12,4% xuống 141,4 triệu euro cùng với lợi nhuận kinh doanh đạt 18,42% thấp hơn mức 82,5 triệu euro. Lượng xi măng giao của Tập đoàn đã giảm 13% xuống 7,6 triệu tấn và khối lượng xi amwng tiêu thụ ở Hy Lạp một lần nữa lại giảm mạnh do nhu cầu giảm và giá bán chịu áp lực. Việc tăng đáng kể số lượng các nhà chưa bán và việc giảm đầu tư lĩnh vực công sẽ tiếp tực làm giảm nhu cầu trong những tháng còn lại của năm nay, và trong khả năng sinh lời cho năm 2012. Tiêu thụ trong năm 2011 được dự kiến đạt 65% thấp hơn các mức (đỉnh điểm) của năm 2006-07. Tình hình đã trở nên tồi tệ do các sự kiện ở Bắc Phi khi xi măng xuất khẩu tới  thị trường nhập khẩu đó của Titan bị giảm đi một nửa. Theo hướng tích cực, thì Đông nam Âu đã tăng được 4% đạt 108,1 triệu euro và liên doanh của Titan ở Thổ Nhĩ Kỳ được dự kiến sẽ hoạt động tốt trong những tháng còn lại của năm nay. Tuy nhiên, cùng với Italcementi, triển vọng đối với Ai-cập vẫn còn chưa rõ ràng, đặc biệt với các công suất mới đang đi vào sản xuất. Các thị trường ở Mỹ của tập đoàn còn chưa thấy có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên khối lượng xi măng và sản xuất cao hơn một chút, theo chi phí giá bán thấp hơn. Với khả năng sinh lợi kinh doanh tiềm tàng trong Quý 2 thấp hơn dự kiến, Jefferies đã giảm bớt các dự đoán về EBITDA của công ty đi 2% từ 249,6 triệu euro xuống 238,8 triệu euro của năm 2011 và giảm đi 6% xuống 260 triệu euro của năm 2012.

Dyckerhoff, mặt khác, đã cho thấy các  cải thiện đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2011 với doanh thu đạt 20,8%  cao hơn mức 750 triệu euro và EBITDA tăng 46,4% đạt tới 120 triệu euro so với mức sụt giảm 39,7% trong quý I/2010. Lợi nhuận kinh doanh tăng hơn gấp đôi đạt tới 49 triệu euro và các chuyến tàu chở xi măng đã tăng lên 20,6% đặc biệt nhờ khối lượng tăng lên ở Nga và Đức. Các chuyến hàng trong nước đã tăng lên 19,5% đạt tới 2,65 triệu tấn và lợi nhuận của Nga đã tăng lên từ dây chuyền sản xuất khô đầu tiên đi vào sản xuất. Hiệp hội Mỹ, tuy nhiên, đã thấy doanh thu giảm 8,2% và EBITDA đã giảm đi 87,5% xuống 1 triệu euro. Nhìn chung, giá bán trung bình năm đa phần là thấp hơn, nhưng đã tăng lên từ Quý 1/2011, trong khi chi phí tăng lên đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển dương của công ty. Tương lai, đối với năm tài chính 2011, Dyckerhoff vẫn hy vọng doanh số bán hàng của tập đoàn sẽ đạt 1,5 tỷ euro. Công ty cũng dự kiến mức tăng đáng kể EBITDA căn cứ vào giả thiết giá bán tăng sẽ được thị trường chấp nhận. Các biên lợi EBITDA được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 17%.

N.K.L (Theo Cemnet.com)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?