Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Thị trường phát điện cạnh tranh: Trăm người bán, chỉ một người mua

06/09/2012 10:29:25 AM

Ngay sau khi thị trường phát điện cạnh tranh chính thức vận hành (01/7/2012), người tiêu dùng đã phải đón nhận đợt tăng giá điện thêm 5%. Từ đó đến nay, dư luận vẫn đặt câu hỏi, liệu thị trường có thực sự cạnh tranh khi trăm người bán mà chỉ có một người mua là EVN?



Giá chỉ tăng không giảm


Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, theo cơ chế thị trường, giá cả hàng hoá biến động là bình thường, có tăng thì cũng phải có giảm. Trong khi đó, trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có 8 lần điều chỉnh giá điện, thì cả 8 lần đều tăng giá, với giá điện bình quân tăng từ 706,8 đ/KWh (năm 2002) lên 1.369 đ/KWh. Việc này là không bình thường.

Theo ông Ngãi thì việc tăng giá điện của EVN chứa đựng nhiều điều không hợp lý. Hiện có khoảng 70% DN phá sản, giải thể, dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nên nhu cầu về điện giảm. Trong khi đó, năm nay, ngoài Nhà máy Thủy điện Sơn La, còn có hàng loạt nhà máy thủy điện nhỏ nữa, như Đăk Mi 4, Nho Quế 3… đi vào hoạt động, nên nguồn cung tăng. Cầu giảm, cung tăng, đặc biệt là nguồn cung điện giá rẻ từ các nhà máy thủy điện tăng, nên không có lý do gì để tăng giá điện. Thêm nữa, vào lúc cao điểm, mùa khô, mùa hè thiếu điện, ngành Điện phải huy động nhiệt điện chạy dầu, chạy khí với giá thành cao, thì phải tăng giá điện. Ngược lại, vào lúc thấp điểm, mùa mưa, nguồn cung dồi dào, thì phải giảm giá bán điện mới công bằng.

Điện là loại hàng hóa nhạy cảm, mỗi lần tăng hay giảm có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của người dân, sự phát triển kinh tế của đất nước. Thế nhưng, sự công bằng, minh bạch dường như chưa bao giờ xảy ra đối với mặt hàng này ?

Trăm người bán, một người mua

Đã gọi là thị trường thì phải có “trăm người bán, vạn người mua”. Thế nhưng, thị trường phát điện nước ta hiện nay có hàng trăm người bán, nhưng người mua đến thời điểm này vẫn chỉ có EVN. EVN hiện vẫn chi phối hầu hết các khâu trong quá trình SXKD điện. Trong đó, phát điện chiếm tỷ trọng tới trên 60%. Các khâu còn lại như mua bán điện, điều độ hệ thống, phân phối bán lẻ vẫn là do EVN quyết định. Theo lộ trình, thị trường phát điện cạnh tranh gồm có 3 cấp độ: Phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh, bán lẻ cạnh tranh. Hiện nay, nước ta đang thực hiện cấp độ đầu tiên là phát điện cạnh tranh.

Ông Đặng Huy Cường - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định, các đơn vị phát điện, điều độ, mua bán... đều thuộc EVN nhưng vẫn hoạt động độc lập với nhau. Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn về tính minh bạch trong các khâu mua bán này. Ông Trần Viết Ngãi bức xúc: “Trước kia chỉ có EVN làm ra điện, nhưng bây giờ có hàng trăm nhà đầu tư thủy điện nhỏ và vừa nữa. Nhiều DN kêu với tôi, họ bán nhà vay ngân hàng làm thủy điện. Giờ vốn vay thì khó, lãi suất cao, giá bán điện cho EVN thấp. Thậm chí, điện trong nước sản xuất ra không mua lại mua của nước ngoài”.

Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ: EVN vẫn độc quyền nên việc tái cơ cấu là hết sức cần thiết. Ông Ngãi cho rằng, việc này đáng ra phải làm từ lâu, chứ không phải để đến bây giờ. “Nếu cứ để một mình EVN là thiếu công bằng. Theo tôi cần phải chuyển Cty mua bán điện ra khỏi EVN để họ bán buôn, không để EVN nắm nguồn quá lớn. Phải tách khâu truyền tải ra để họ tự hạch toán truyền tải. Việc tái cơ cấu phải được thực hiện ngay, chứ không thể duy trì mãi tình trạng như hiện nay. Đừng để 10, 20 năm dân vẫn kêu vì không thay đổi được gì”, ông Ngãi nhấn mạnh!

Theo baoxaydung

 

Các tin khác:

Sản phẩm tham gia Vietbuil 2012 bám sát chủ chương của Chính Phủ ()

Xi măng Thăng Long xuất xưởng tấn hàng thứ 1 triệu ()

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng làm việc với Hội, Hiệp hội về tình hình sản xuất tiêu thụ, tồn kho VLXD ()

Bộ Xây dựng kiểm tra các dự án xi măng tại Quảng Bình ()

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng làm việc với Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam ()

The Vissai mua lại Dự án Xi măng Đô Lương: Thương vụ mạo hiểm ()

Cần khống chế lãi của EVN qua giá điện ()

Ngành than: Bài toán vượt sóng cả ()

Vinaconex bị khách hàng nợ 2.000 tỷ đồng ()

Tuyên Quang: Điển hình làm đường giao thông nông thôn bằng xi măng ()

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?