Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Tăng sức cạnh tranh cho gạch xi măng cốt liệu

01/12/2011 1:27:51 PM

“Dù là sản phẩm mới nhưng chỉ cần đảm bảo ba yếu tố: chất lượng tốt, năng suất cao và giá cả cạnh tranh thì đều có thể chinh phục được thị trường”- ông Đặng Việt Lê - Tổng giám đốc Cty CP Gạch Khang Minh khẳng định khi trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng về vấn đề phát triển gạch không nung nói chung, gạch xi măng cốt liệu (XMCL) nói riêng. Ông Lê nói:

Là sản phẩm mới nhưng theo tôi chỉ cần đảm bảo 3 yếu tố bền vững “kiềng ba chân” là : chất lượng tốt, sản lượng cao và giá cả cạnh tranh thì đều có thể chinh phục được thị trường. Gạch Khang Minh đang đi theo đúng định hướng chiến lược này.



Do được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khuôn mẫu chính xác nên gạch XMCL có cường độ chịu lực cao, mẫu mã phong phú, chất lượng đồng đều, đáp ứng nhu cầu xây dựng đa dạng của mọi đối tượng khách hàng, mọi công trình xây dựng từ xây hạ tầng, nền móng cho đến các kết cấu tường bao, tường ngăn, từ nhà thấp tầng đến nhà cao tầng. So với gạch nung truyền thống, gạch XMCL hiện nay có giá rẻ hơn từ 10-20%, tùy từng chủng loại. Riêng trong nội bộ ngành XMCL, tùy thuộc vào nhiều yếu tố: năng suất, cách thức quản lý hay địa điểm đặt nhà máy… mà giá cả giữa các nhà cung cấp lại có sự chênh lệch. Lấy ví dụ như ở Khang Minh, Nhà máy nằm ngay gần vùng nguyên liệu, gần Hà Nội nên Gạch Khang Minh luôn sẵn sàng cung cấp cho các khách hàng các chủng loại sản phẩm gạch XMCL đa dạng về mẫu mã, sản lượng lớn, giá cả cạnh tranh, chi phí vận chuyển rẻ.

Dù mới phát triển nhưng gạch XMCL cũng đang có sự cạnh tranh gay gắt. Là DN “đi sau”, Khang Minh làm gì để tạo lợi thế cho mình để “vượt lên” những DN tiên phong?

Được biết từ những năm 50, 60 của thập kỷ trước tại miền Nam đã xuất hiện một số nhà máy gạch XMCL, đấy là chưa kể những cơ sở sản xuất thủ công nằm rải rác ở các tỉnh thành khác. Vài năm gần đây, khi có chủ trương phát triển gạch không nung của Chính phủ, các nhà máy gạch XMCL mọc lên nhiều nhưng nếu xét về quy mô thì chỉ có một, hai DN. Họ lại thiên về chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất hơn là sản xuất chuyên nghiệp.

Với Gạch Khang Minh, chúng tôi xác định mục tiêu trở thành nhà sản xuất chuyên nghiệp số 1. Hiện công suất giai đoạn 1 của nhà máy đạt 65 triệu viên QTC/năm, mẫu mã sản phẩm đa dạng với hơn 10 dòng sản phẩm gồm cả gạch đặc và gạch lỗ rỗng. Từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm đều được chú trọng như lựa chọn loại mạt đá nào, mặt bằng nhà xưởng ra sao, chế độ bảo dưỡng thế nào để sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt. Sản phẩm Gạch Khang Minh còn được đóng thành kiện kèm theo phiếu xuất xưởng ghi đầy đủ các thông số như mã gạch, kích thước, ngày sản xuất, in rõ lô gô Khang Minh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thể hiện tính chuyên nghiệp trong nhận diện hệ thống thương hiệu Cty.

Được biết Gạch Khang Minh đã xuất hiện tại một số công trình tiêu biểu như KĐTM Bắc An Khánh, KĐT sinh thái Ecopark, dự án Vincom Village… Nhưng dường như thị trường nhà dân vẫn còn bị bỏ ngỏ? Cần yếu tố nào để tạo sự phát triển cho sản phẩm cũng như thị trường gạch không nung nói chung cũng như gạch XMCL nói riêng, thưa ông?

Vấn đề này không chỉ của riêng Khang Minh hay gạch XMCL mà là bài toán chung dành cho cả ngành vật liệu xây không nung. Theo tôi, nguyên nhân thì nhiều, nhưng chủ yếu xuất phát từ việc thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu xây dựng, quy chuẩn, quy phạm, hướng dẫn sử dụng… Do đó, ở những công trình sử dụng ngân sách nhà nước, loại gạch này hầu như chưa có chỗ đứng bởi khi lên phương án thiết kế, làm dự toán công trình, bộ phận kiến trúc sư họ không có cơ sở để tính toán, nghiệm thu, không biết đưa thế nào cho đúng, cho đủ. Trong khi Chính phủ đang kêu gọi, khuyến khích dùng gạch không nung nhưng người dân, vốn chưa quen với loại sản phẩm mới, nay nhìn vào lại chẳng thấy một công trình nhà nước nào dùng thì họ lấy cơ sở đâu để tin tưởng?

Để phát triển sản phẩm cũng như thị trường cho gạch không nung, trước tiên các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng ban hành hệ thống tiêu chuẩn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và kỹ thuật tốt nhất nhằm hỗ trợ các DN sản xuất vật liệu xây không nung hoạt động. Mặt khác các DN cũng phải tự thân vận động, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền chính sách sử dụng gạch không nung, vai trò của bộ phận kiến trúc sư trong việc tìm hiểu, giới thiệu đến khách hàng các loại sản phẩm mới cũng rất quan trọng.

Xin cảm ơn ông!

Tại Vietbuild 2011, Khang Minh đã được nhận Cúp và Huy chương Vàng VTOPBUILD - sản phẩm gạch xi măng cốt liệu chất lượng cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững.

Theo baoxaydung

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?