Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Sử dụng gạch không nung: Mỗi năm đỡ mất một xã

10/05/2012 3:32:58 PM

“Mỗi năm Việt Nam cho vào lò nung diện tích đất của một xã để làm gạch và mất 1.000 héc-ta đất để chứa lượng tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao và các phế thải công nghiệp khác”.

“Mỗi năm Việt Nam cho vào lò nung diện tích đất của một xã để làm gạch và mất 1.000 héc-ta đất để chứa lượng tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao và các phế thải công nghiệp khác”.

Đây là thông tin đáng “giật mình” được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam công bố tại Hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu không nung tại Hà Nội.


Khuyến khích phát triển gạch không nung


Để khắc phục tình trạng mỗi năm mất hàng ngàn héc-ta đất canh tác để làm gạch, kèm theo đó là sự tàn phá môi trường sống ngày càng nghiêm trọng do những lò gạch thủ công gây ra, ngày 28/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020.


Sau hơn 2 năm thực hiện, ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay, trên toàn quốc đã đầu tư hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng - cốt liệu (gạch Block) có công suất dưới 7 triệu viên/dây chuyền/năm và xấp xỉ 50 dây chuyền có công suất từ 7 - 40 triệu viên/năm. Tổng công suất trên 3 tỷ viên/năm, với tổng giá trị đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng.

Đối với sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp, hiện đã có 22 doanh nghiệp lập dự án đầu tư với tổng công suất thiết kế 3,8 triệu m3/năm, trong đó có 9 dự án với tổng công suất 1,5 triệu m3/năm (tương đương 945 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm) đã đi vào sản xuất. Ngoài ra, có 17 cơ sở đầu tư dây chuyền sản xuất gạch bê tông bọt với công suất từ 4.000 - 12.000 m3/năm ở các địa phương Long An, Đồng Tháp, Hà Nội, An Giang.


Mô hình dây chuyền sản xuất gạch Block của CTCP Tập đoàn phát triển Đoàn Minh Công

Ngoài 3 chủng loại sản phẩm chính trên, vật liệu xây không nung còn có các sản phẩm như đá chẻ, gạch đá ong, gạch silicat… Tuy nhiên, các chủng loại này ít được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư.

Đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm đối với gạch Block, ông Tới cho rằng, hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm nhìn chung là tốt, sản lượng tiêu thụ đạt 85 - 90% lượng sản xuất. Tuy nhiên, đối với sản phẩn gạch bê tông nhẹ, các doanh nghiệp hiện chỉ hoạt động 20 - 30% công suất thiết kế, do khối lượng tiêu thụ còn hạn chế. Cá biệt, có doanh nghiệp không tiêu thụ được nên đã phải dừng sản xuất.

“Các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong quyết định đầu tư khi chưa nắm vững công nghệ và không xác định được đầu ra cho sản phẩm ở địa phương mình”, ông Tới cảnh báo.

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Mặc dù Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích phát triển gạch không nung, lại nhận được sự quan tâm hưởng ứng của nhiều địa phương và doanh nghiệp, nhưng sau 2 năm triển khai, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nam cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, người tiêu dùng về vật liệu không nung còn chưa đầy đủ nên chưa mạnh dạn đưa vào sử dụng trong các công trình.

Đồng tình với đánh giá trên, ông Phùng Văn Đường, Phó giám đốc CTCP Tập đoàn phát triển Đoàn Minh Công tại tỉnh Hải Dương cho biết, hiện sản phẩm của Công ty mới chỉ tiêu thụ chủ yếu tại các công trình có vốn của Nhà nước hoặc các dự án bất động sản lớn, còn sự đón nhận của người dân đối với vật liệu này còn rất hạn chế.

Nhiều đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, khó khăn một phần cũng do các nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn hạn chế nên phần lớn chỉ nhập các dây chuyền công nghệ có trình độ trung bình, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất và tiếp thu công nghệ chưa tốt, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật chưa có nhiều kinh nghiệm…

Đặc biệt, ông Tới phản ánh, lãi suất vay vốn để đầu tư và cho sản xuất tăng cao và việc vay vốn khó khăn làm tăng giá thành sản xuất, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung chưa được hưởng các ưu đãi theo quy định của Chính phủ nên gặp rất nhiều khó khăn.

Nhằm tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng soạn thảo và ban hành cơ chế chính sách đồng bộ để tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung.

Ông Nam cho biết, triển khai chỉ thị này, Bộ Xây dựng sẽ yêu cầu các công trình sử dụng vốn nhà nước bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung. Các công trình nhà cao tầng không phân biệt nguồn vốn, ưu tiên sử dụng vật liệu xây không nung, đặc biệt là vật liệu xây không nung loại nhẹ tối thiểu phải đạt 30% trong tổng số vật liệu xây.

Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính xây dựng và đề xuất với Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế suất của thuế tài nguyên đối với đất sét sản xuất gạch lên mức tối đa là 15%; Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, quản lý và sử dụng tài nguyên, phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND các địa phương trong việc chấm dứt sản xuất gạch nung bằng lò gạch thủ công; Bộ Công thương bổ sung thiết bị và dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm để được hưởng các ưu đãi của Chính phủ; UBND các địa phương trình HĐND quyết định nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch lên mức tối đa.                         

Theo ĐTCK

 

Các tin khác:

Bộ Xây dựng gặp gỡ các doanh nghiệp sản xuất VLXD ()

Xi măng Cẩm Phả lỗ nặng ()

Tranh cãi điện - thép: Vì bị phân biệt đối xử ()

Ngành vật liệu xây dựng bước chậm lại để tiến xa hơn ()

Trạm nghiền xi măng tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long: Cần lựa chọn quy mô công suất hợp lý nhằm phát huy hiệu quả đầu tư ()

Phát triển vật liệu xây không nung: Hành lang pháp lý thiếu đồng bộ ()

Cân nhắc cơ chế giá điện riêng cho thép và ximăng ()

Nhiều "ông lớn" tham dự triển lãm Vietconstech 2012 ()

Chi 355 triệu đô la sản xuất thiết bị xây dựng ()

Thép, xi măng ra khỏi danh mục bình ổn giá ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?