Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất điều tra CBPG thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc

28/03/2024 3:15:11 PM

» Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa tiếp nhận hồ sơ về yêu cầu điều tra chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc từ Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Tập đoàn Hòa Phát. Trước thông tin này đã có một số doanh nghiệp khác gửi văn bản không đồng tình với đề xuất trên. 

Một trong những lý do cho đề xuất này là sản lượng nhập khẩu thép tăng đột biến trong 2 tháng đầu năm 2023 cũng như giá thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc giảm mạnh. Theo số liệu từ Tổng cục Hải, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập 1,89 triệu tấn thép cuộn cán nóng với giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, nguồn thép từ Trung Quốc là 1,4 triệu tấn, chiếm 74,2%. Từ quý 1/2023 đến nay, giá thép cuộn cán nóng của Trung Quốc đã giảm từ 618 USD/tấn xuống còn khoảng 520 - 560 USD/tấn tùy loại.

Tập đoàn Hoà Phát và Formosa Hà Tĩnh cho rằng việc giá thép nhập khẩu giảm có thể gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, việc nộp đơn khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc là biện pháp tự vệ chính đáng, nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước.


Tuy nhiên, động thái của Hòa Phát và Formosa vấp phải ý kiến trái chiều và phản ứng lo ngại từ nhiều doanh nghiệp trong ngành. Một số doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, tôn màu, ống thép trong nước đã có văn bản hỏa tốc đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương nêu quan điểm về đề xuất điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ thép cuộn cán nóng của Việt Nam đang nằm trong khoảng 10 - hơn 13 triệu tấn/năm, vừa phục vụ cho việc sản xuất thành phẩm, vừa dự trữ lượng hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức từ Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh, thời điểm hiện tại, tổng công suất thiết kế sản xuất HRC tại Việt Nam chỉ ở mức 8,2 triệu tấn/năm.

Nhưng thực tế, sản lượng thép cuộn cán nóng do Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh bán tại thị trường trong nước hiện chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, tôn màu, ống thép. Các doanh này phải nhập khẩuthép cuộn cán nóng từ các quốc gia khác nhau để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và khẳng định rằng không có hành vi bán phá giá.

Theo tính toán biên độ phá giá dựa trên các dữ liệu (1) giá bán nội địa của sản phẩm thép cuộn cán nóng tại thị trường Trung Quốc từ S&P Global trong giai đoạn 01/01/2023 - 31/12/2023; (2) Đơn giá xuất khẩu trung bình thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc vào Việt Nam theo điều khoản CFR; và (3) ước tính giá xuất khẩu sau khi loại trừ tất cả các chi phí liên quan để điều chỉnh về giá xuất khẩu tại xưởng của sản phẩm thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc vào Việt Nam, thì biên phá giá ước tính chỉ ở mức 1,26%.

Các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, tôn màu, ống thép trong nước phản đối đề xuất khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng nhập khẩu vì lo ngại có thể dẫn đến giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao khiến toàn ngành Tôn mạ và Ống thép chịu nhiều thách thức vì giá bán thành phẩm bị đẩy lên tương ứng và không thể bán được hàng.

Về vấn đề này, ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục đang tiến hành thẩm định tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ yêu cầu đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng. Kết quả thẩm định hồ sơ sẽ được thông báo cho các bên liên quan theo quy định.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Xi măng Fico-YTL hướng dẫn phân loại, xử lý chất thải phát sinh một cách bền vững ()

Quảng Nam: Đấu giá 22 mỏ đất san lấp và cát, đá làm vật liệu xây dựng ()

Điểm tin trong tuần ()

Hội thảo chuyên đề “Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam” ()

Quảng Ninh đề xuất mở rộng thí điểm dùng cát biển làm nền đường giao thông ()

Vicem Hà Tiên kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ()

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ nhất ()

Bộ GTVT thông báo kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông ()

Thanh Hóa: Rút ngắn thời gian thẩm định nâng công suất và hạn mức khai thác VLXD ()

Điểm tin trong tuần ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?