Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Năm 2014, giãn lộ trình tăng lương, không mua xe công

01/11/2013 10:00:55 AM

Chính sách cho người có công, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới sẽ không cắt giảm mà còn tăng thêm.

Bên lề kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, hôm 31/10, ông Phùng Quốc Hiển Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, trong Nghị quyết của Quốc hội tới đây sẽ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt. Theo đó, năm 2014 sẽ không thực hiện tăng lương với khu vực làm công ăn lương trong bộ máy nhà nước, và không mua xe công.

Theo ông Phùng Quốc Hiển, thu ngân sách những năm gần đây liên tục giảm do thực hiện lộ trình giảm thuế tạo điều kiện cho sản xuất và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Năm 2011, huy động ngân sách trên GDP là 22%; năm 2012, huy động còn 20% và năm nay huy động chỉ còn 18,4% GDP, dự kiến năm 2014 chỉ còn khoảng 17% GDP.

Trong khi đó, các chính sách về an sinh xã hội đòi hỏi tăng, chi cho công tác xóa đói giảm nghèo, chi các chính sách người có công, chi chương trình mục tiêu quốc gia đòi hỏi nguồn lực lớn. Vì vậy, phải giữ mức bội chi là 5,3% (tương đương khoảng 224 nghìn tỷ đồng) và dự kiến đến năm 2015 sẽ giảm bội chi xuống 5%, như vậy không thực hiện được lộ trình Quốc hội đặt ra đến năm 2015 giảm bội chi xuống dưới 4,5%.

Ông Phùng Quốc Hiển cho biết thông điệp được đưa ra trong thời gian khó khăn này là phải “thắt lưng buộc bụng”: “Trong nghị quyết của Quốc hội tới sẽ đặt ra rõ ràng là vẫn phải thực hiện một chính sách tài khóa thắt chặt. Trong đó, thể hiện rất rõ là phải cơ cấu lại chi. Chỉ đầu tư công vào những lĩnh vực nào mà các thành phần kinh tế khác không tham gia. Phải nhường dư địa cho các thành phần kinh tế tham gia. Rõ ràng hiện nay tỷ lệ trong tổng số đầu tư của ngân sách đang giảm dần, tất nhiên phải giảm từ từ, không nên giảm đột ngột tạo cú sốc cho nền kinh tế.”

Theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội, năm 2014 sẽ tiết giảm tối đa chi phí chi sự nghiệp như hội nghị, hội thảo, hạn chế tối đa các đoàn đi công tác nước ngoài… Đáng chú ý là sẽ thực hiện không mua xe công trong năm 2014 và phải giãn lộ trình tăng lương năm 2014 với khu vực làm công ăn lương trong bộ máy nhà nước, vẫn duy trì mức lương tối thiểu 1.150 nghìn đồng/tháng như hiện nay. Chủ nhiệm Ủy ban ngân sách của Quốc hội cũng cho biết: Mặc dù đầu tư công năm 2014 cắt giảm, không bằng mức năm 2013, nhưng sẽ không thực hiện cắt giảm các chính sách cho người có công, cho xóa đói giảm nghèo, và thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia:

Bên cạnh đó, “các khoản chi khác phải cắt giảm nhưng những chính sách cho người có công, cho xóa đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo bền vững thì không cắt giảm mà còn tăng thêm. Ví dụ, trong chương trình trái phiếu Chính phủ còn tăng thêm 15 nghìn tỷ cho chương trình xây dựng nông thôn mới”./.

Theo VOV

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?