Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu

29/05/2018 2:45:33 PM

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025.

Cụ thể, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó xác định nhiệm vụ cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025.
 

Việt Nam đề ra kế hoạch loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu.

Theo kế hoạch vừa được phê duyệt, mục tiêu giai đoạn đến 2020 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt từ 30 - 35%, tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tỉ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 85 - 90%; lao động trong công nghiệp và xây dựng chiếm 25 - 30%; tốc độ tăng trưởng đầu tư và số lượng doanh nghiệp trong công nghiệp cao hơn tốc tăng trưởng bình quân toàn xã hội.

Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp bình quân hàng năm cao hơn 5,5%; thu hẹp khoảng cách các chỉ số về năng lực cạnh tranh công nghiệp so với các nước ASEAN-4; tỉ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo và của khu vực tư nhân năm sau cao hơn so với năm trước về số lượng doanh nghiệp, số lao động và doanh thu; tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến chế tạo (MVA) bình quân đạt từ 8 - 10%.

Giai đoạn đến 2025 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP được duy trì ở mức trên 35%, tỉ trọng hàng chế biến, chế tạo trong xuất khẩu được duy trì ở mức trên 85%; tỉ trọng lao động, doanh nghiệp và đầu tư trong công nghiệp cao hơn so với giai đoạn 2015 - 2020.

Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh công nghiệp với các nước ASEAN-4, đặc biệt về các chỉ số liên quan đến MVA; năng suất trong ngành công nghiệp tăng bình quân từ 6 - 7%; tỉ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo và của khu vực tư nhân bình quân cao hơn giai đoạn 2015 - 2020; một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hình thành một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Nâng cao giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp

Để đạt mục tiêu nêu trên, Kế hoạch cũng ưu tiên thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp. Trong đó, tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp, gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; 

Xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thực phẩm, điện tử… giấy nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, khai thác một cách có hiệu quả quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại mạnh mẽ trong thời gian qua; phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiêu; đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của các thương hiệu nước ngoài.

Phát triển ngành thép nội địa, ưu tiên đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được có công nghệ thân thiện môi trường như thép tấm cán nóng và các loại thép hợp kim phục vụ ngành cơ khí chế tạo. Xây dựng lộ trình để loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và năng lượng thay thế bằng các nhà máy có công nghệ tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Tổ chức điều tra, đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả của một số nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.

Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử, cơ khí, dệt may, da giày; rà soát bổ sung chính sách để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cơ khí trọng điểm. Lựa chọn mô hình thí điểm hỗ trợ một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may, da giày, linh kiện điện tử, ô tô... và triển khai nhân rộng thành công các mô hình.

Kế hoạch cũng đề ra nhiệm vụ: Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DNNN theo đúng lộ trình đã được phê duyệt; thực hiện tái cơ cấu các DNNN trong các ngành công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả của các nguồn lực; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân; điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng cơ cấu lại các ngành công nghiệp; xây dựng năng lực hỗ trợ cơ cấu lại các ngành công nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp.
 
Bích Ngọc (TH/ VOV)

 

Các tin khác:

Xi măng Đồng Lâm trao thưởng Tổng kết năm 2017 – 2018 cho các cháu thiếu nhi ()

Xi măng Long Sơn tặng nhà tình nghĩa các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ()

Điểm tin trong tuần ()

Vicem Tam Điệp hưởng ứng Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 ()

Ngành xây dựng hoàn thành chỉ tiêu SXKD 4 tháng đầu năm ()

Vicem Hoàng Thạch tài trợ cho đội tuyển bóng bàn Hải Dương ()

Thông báo tổ chức Hội thảo chuyên ngành "Xử lý chất thải sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế trong công nghiệp xi măng" ()

Hà Tĩnh: Khánh thành nhà máy gạch không nung công nghệ hàng đầu Việt Nam ()

Thủ tướng đề nghị không phát triển thêm các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ()

Điểm tin trong tuần ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?