Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Kết quả xử lý vụ kiện CBPG của các nhà xuất khẩu xi măng Việt Nam tại Philippines

27/12/2022 1:16:52 PM

Ngày 23/12, ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã có văn bản thông báo về kết quả xử lý vụ kiện chống bán phá giá của các nhà xuất khẩu xi măng Việt Nam tại Philippines.


Đầu năm 2021, một số nhà sản xuất xi măng tại Philippines đã tiến hành khởi kiện các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng từ Việt Nam vào Philippines bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất xi măng nước này. Ngày 24/4/2021, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng xi măng có xuất xứ Việt Nam - Thành lập Ủy ban điều tra.

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines, Alfredo E Pascual cho biết, việc bán phá giá xi măng Portland thường (OPC) và xi măng hỗn hợp từ Việt Nam đề ra mối đe dọa tiềm tàng về thiệt hại vật chất đối với ngành xi măng nước này, theo tờ BusinessWorld.


Thông báo từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI).

Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã tìm hiểu về vụ kiện, làm việc với Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam để nắm rõ các thông tin về vụ kiện, phương hướng giải quyết vụ việc và thông tin cho các doanh nghiệp biết. Sau khi họp và đi đến thống nhất sẽ thuê đơn vị luật thay mặt các nhà xuất khẩu và Hiệp hội Xi măng Việt Nam xử lý vụ việc với Cơ quan điều tra Philippines.

Sau khi làm việc, Philippines đồng ý, xi măng của Việt Nam xuất khẩu vào Philippines không gây ra thiệt hại đáng kể đối với các nhà sản xuất xi măng tại nước này và thiệt hại của ngành sản xuất xi măng Philippines còn do những ảnh hưởng khác như đại dịch Covid-19, nhu cầu của thị trường nội địa giảm. Đây là cơ sở quan trọng để phía Philippines không tiếp tục gia hạn áp thuế tự vệ đối với các sản phẩm xi măng nhập khẩu vào thị trường Philippines (trong đó chủ yếu là xi măng xuất khẩu từ Việt Nam).

Theo kết quả của buổi làm việc, có 6 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xi măng. Và 11 doanh nghiệp khác bị áp thuế chống bán phá giá, cụ thể xi măng từ Việt Nam sẽ phải chịu các mức thuế từ 4 - 28% giá xuất khẩu đối với xi măng OPC và từ 3 - 55% đối với xi măng hỗn hợp.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu bị áp thuế chống bán phá giá có thể làm đơn khiếu nại gửi Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp thuế chống bán phá giá nếu nhận thấy:

- Mức thuế chống bán phá giá áp dụng không phản ánh khách quan số liệu sản xuất và bán hàng mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan điều tra.

- Mức thuế áp dụng không dựa trên biên độ bán phá giá mà Ủy ban thuế quan của Philippine đã tiến hành điều tra và đề xuất áp dụng.

- DTI đã đột ngột thay đổi thời kỳ xác định biên độ bán phá giá (1/7/2019 đến 2021) trong quyết định áp thuế so với quyết định khởi xướng của cơ quan này (1/7/2019 - 30/6/2020) và so với báo cáo của Ủy ban Thuế quan (1/7/2019 - 31/12/2020).

Trong trường hợp sau khi thực hiện khiếu nại mà các doanh nghiệp thấy kết quả giải quyết không thỏa đáng, các doanh nghiệp có thể kiện DTI lên tòa án Philippines. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể thông qua Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Chính phủ Việt Nam tham vấn và kiện Chính phủ Philippines tại WTO.

ximang.vn

 

Các tin khác:

Giá các loại vật liệu xây dựng thiết yếu đều tăng ()

Xi măng Cẩm Phả tổ chức Hội thảo Giải pháp bán hàng và Ký kết hợp đồng năm 2023 ()

Điểm tin trong tuần ()

Nhiều địa phương chậm trễ trong việc công bố giá vật liệu xây dựng ()

Hội thảo “Công nghệ bê tông siêu tính năng (UHPC) ứng dụng tại Việt Nam” ()

Đồng Nai: Khánh thành Tổ hợp Nhà máy Sản xuất bê tông nhựa nóng ()

Nhiều doanh nghiệp thép, xi măng cắt giảm sản xuất khiến tăng trưởng điện thấp ()

Năm 2023: Thí điểm xây dựng KH giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực SX xi măng ()

Vicem Bút Sơn tổ chức Tổng kết công tác tiêu thụ năm 2022 và Ký kết hợp đồng tiêu thụ năm 2023 ()

Tọa đàm “Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL và giải pháp cho tình trạng khan hiếm cát” ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?