Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Hội thảo “Công nghiệp vật liệu Việt Nam - động lực, nhu cầu và khả năng đáp ứng”

09/07/2015 9:49:10 AM

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Công nghiệp vật liệu Việt Nam - động lực, nhu cầu và khả năng đáp ứng”.



Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS. Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho biết, quá trình nghiên cứu, tổng kết 30 năm đổi mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định được điểm nghẽn lớn làm chậm tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó chính là nước ta chưa có hệ thống chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đồng bộ trước trong và sau hội nhập; trong đó các định hướng chiến lược phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực còn thiếu đồng bộ.

Dự thảo văn kiện Đại hội XII, vấn đề phát triển công nghiệp nền tảng, trong đó có công nghiệp vật liệu được thể hiện rõ hơn: “Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu”.

Hội thảo lần này tập trung làm rõ, hệ thống hóa lý luận về lựa chọn, phát triển các ngành công nghiệp vật liệu, vai trò của vật liệu trong phát triển công nghiệp trong tình hình mới, kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các đại biểu phân tích, đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng các loại vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất, cả cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có tính đến đáp ứng cho nhu cầu quốc phòng - an ninh và xuất khẩu; thực trạng và những kết quả, bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển công nghiệp vật liệu của nước ta thời gian qua, những yêu cầu đặt ra đối với ngành công nghiệp vật liệu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đề xuất chính sách phát triển công nghiệp vật liệu từ nay đến 2025, tầm nhìn 2035. Trong đó, làm rõ vai trò của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ, tài chính - ngân hàng, của Nhà nước và các tổ chức có liên quan khác trong phát triển công nghiệp vật liệu; lựa chọn sản xuất một số lĩnh vực vật liệu phù hợp điều kiện của Việt Nam, gắn phát triển ngành công nghiệp vật liệu trong tổng thể công nghiệp quốc gia, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sớm hoàn thành mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra.

Theo các nhà khoa học, cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực phát triển vật liệu nói chung và vật liệu tiên tiến nói riêng. Đặc biệt là phải huy động được mọi nguồn lực cho nghiên cứu phát triển, trong đó có phát triển về vật liệu mới, để đạt được mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học là 2% GDP như kế hoạch đề ra. Nhà nước nên tập trung đầu tư cho một số cơ sở nghiên cứu, cơ sở sản xuất đối với một số loại vật liệu chiến lược, dùng cả cho mục đích quốc phòng và mục đích dân sự: như ngành chế tạo một số hợp kim titan, thép và hợp kim đặc biệt, vật liệu quang – điện tử... Nhà nước có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu tiên tiến, vật liệu gia tăng giá trị; Xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển ngành công nghệ vật liệu nói chung và vật liệu tiên tiến nói riêng từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Những ý kiến, đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo ban, bộ, ngành trong Hội thảo sẽ được Ban Kinh tế Trung ương tổng hợp, chắt lọc báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và gửi đến các cơ quan có liên quan nhằm hoàn thiện chiến lược, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp vật liệu trong giai đoạn mới.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa làm việc với Công ty Xi măng Nghi Sơn ()

Ngành Xây dựng: Cơ hội và thách thức khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN ()

Xi Măng Tây Đô đưa vào sử dụng bến phao neo tàu phục vụ việc bốc dỡ nguyên liệu ()

Hội chợ triển lãm bất động sản Việt Nam 2015 diễn ra từ ngày 31/7 – 2/8 ()

Điểm tin trong tuần ()

Xuân Thành Group thông báo về việc đổi tên Công ty ()

Hội thảo “Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam 2015” ()

Bình Định di dời, tháo dỡ 186 lò nung gạch ngói thủ công ()

Điểm tin trong tuần ()

Ký kết hợp đồng cấp tín dụng nhà máy Xi măng Xuân Thành giai đoạn 2 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?