Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Hoàn thành 1 triệu khối bê tông đầm lăn đập chính

21/04/2011 1:53:34 PM

Hôm nay, ngày 21/4, công trình thủy điện Bản Chát tổ chức lễ mừng hoàn thành khối bê tông đầm lăn (RCC) thứ 1 triệu. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với CBCNV trên công trường. Khẳng định vai trò Tổng thầu xây lắp LICOGI cũng như sự nỗ lực chung của các đơn vị thành viên trong tổ hợp nhà thầu.



Thuỷ điện Bản Chát gồm 2 tổ máy, tổng công suất 220MW, được xây dựng trên địa bàn H.Than Uyên, T.Lai Châu, là một trong hai công trình trong bậc thang thuỷ điện trên sông Nậm Mu - nhánh cấp I của Sông Đà. Ngoài nhiệm vụ phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gia tăng điện lượng trung bình năm cho thủy điện Sơn La, Hoà Bình, Huội Quảng, thủy điện Bản Chát còn có nhiệm vụ bổ sung nước về mùa kiệt cho hạ du và hỗ trợ cắt một phần đỉnh lũ cho các công trình ở hạ lưu.



Dự án thủy điện Bản Chát do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, TCty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) là tổng thầu xây lắp với các thành viên trong tổ hợp nhà thầu gồm TCty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), TCty Xây dựng Trường Sơn, TCty CP Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Cty Việt Bắc (Bộ Quốc phòng) và Cty CP Sông Đà 7 (Tập Đoàn Sông Đà). Đây đều là những nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp các công trình thủy điện do Tập đoàn EVN đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm phát huy nội lực, tiết kiệm hiệu quả vốn đầu tư.

Công trình được khởi công tháng 01/2006. Trải qua 5 năm thi công trong điều kiện hết sức khó khăn về cơ sở hạ tầng, đường sá thi công, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước sinh hoạt thiếu thốn… nhưng với tinh thần quyết tâm vượt khó, Tổng thầu LICOGI đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện tốt công tác điều hành, phối hợp, giúp đỡ các đơn vị thành viên tổ hợp. Đến nay, thủy điện Bản Chát đã cơ bản hoàn thành theo tổng tiến độ được EVN phê duyệt.

Bên cạnh trọng trách tổng thầu và tham gia thi công đào hố móng, khoan chống thấm, thí nghiệm… Tổng thầu LICOGI còn đảm nhận 2 hạng mục quan trọng có ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công của toàn công trường là khai thác, nghiền sàng đá, cát cung cấp cốt liệu cho công tác bê tông và thi công RCC đập chính với tổng khối lượng 1,7 triệu m3. Đây là 1 trong 10 đập thủy điện lớn nhất thế giới và là đập thủy điện lớn thứ 2 Việt Nam, sau thủy điện Sơn La.

Từ kinh nghiệm làm tổng thầu xây lắp và tổ chức thi công tại một số dự án thuỷ điện, TCty LICOGI đã cân đối lực lượng, bố trí các đơn vị mạnh, có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm tham gia đảm nhiệm 2 hạng mục quan trọng nói trên. Cụ thể, Cty CP LICOGI 13 đảm nhận phần khai thác, nghiền sàng đá, cát và Cty CP LICOGI 16 đảm nhận thi công RCC đập chính.

Để thực hiện nhiệm vụ khai thác, nghiền sàng đá cung cấp cốt liệu chính cho toàn công trường, ngoài số lượng lớn xe máy, thiết bị khai thác, bốc xúc, vận chuyển, LICOGI 13 đã mạnh dạn đầu tư hơn 120 tỷ đồng cho công trường 4 dây chuyền nghiền sàng đá, cát hiện đại của Hàn Quốc với tổng công suất là 1 nghìn tấn/h, sản lượng trung bình đạt từ 100 - 120 nghìn m3/tháng. Đến nay, LICOGI 13 đã sản xuất được 1,842 triệu m3 cốt liệu đáp ứng cho yêu cầu thi công bê tông của toàn công trường, đặc biệt là cốt liệu cho công tác thi công RCC. Điều đáng nói là nếu trước đấy, LICOGI 13 chưa từng khai thác mỏ và sản xuất cát, đá thì từ công trình thủy điện Bản Chát, LICOGI 13 được biết đến với tư cách là nhà thầu duy nhất (trên tất cả các công trình thủy điện ở Việt Nam) thi công trọn gói từ khai thác mỏ sản xuất cốt liệu cung cấp cho 1 công trình thủy điện với khối lượng rất lớn.



Đối với hạng mục thi công đập chính, ngay từ khi nhận nhiệm vụ (năm 2007) LICOGI 16 đã thực hiện đầu tư trạm trộn RCC với công suất 500 m3/h, giá trị hơn 13,4 triệu USD. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một dây chuyền đồng bộ sản xuất, vận chuyển RCC được chế tạo với tỷ lệ nội địa hóa cao. Trong đó trạm trộn RCC được thiết kế, chế tạo bởi các kỹ sư Việt Nam phối hợp với trạm lạnh của Đức, băng tải và máy rải của Mỹ. Đặc biệt, LICOGI đã phối hợp với Viện Máy và dụng cụ công nghiệp (IMI) nghiên cứu, chế tạo thành công ống áp suất âm, rút ngắn được 800m băng tải, làm lợi cho dự án trên 8 triệu USD.

Để từng bước làm chủ công nghệ và thiết bị, đáp ứng cho việc tổ chức thi công, LICOGI 16 vị đã cử nhiều đợt cán bộ, công nhân kỹ thuật đi đào tạo và thực tập ở trong và ngoài nước. Sau một thời gian vận hành, chạy thử, đơn vị đã làm chủ được công nghệ và thiết bị. Khối lượng thi công bình quân đạt 100 nghìn m3/tháng (chỉ sau thủy điện Sơn La).

Sau gần 18 tháng thi công liên tục, đến nay RCC đã đạt khối thứ 1 triệu tại cao trình 409,5m, đảm bảo an toàn và chất lượng. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với CBCNV trên công trường đồng thời khẳng định: Công trình thủy điện Bản Chát đang bám sát và bảo đảm tiến độ mục tiêu chống lũ năm 2011, nút cống dẫn dòng tích nước vào tháng 11/2011. Việc đảm bảo các mốc tiến độ quan trọng trên, một lần nữa khẳng định vai trò Tổng thầu xây lắp LICOGI cũng như sự nỗ lực chung của các đơn vị thành viên trong tổ hợp nhà thầu.



Vui mừng, hạnh phúc trước những thành quả đạt được nhưng tổng thầu LICOGI cũng nhận thức được rõ ràng: Khối lượng công việc còn lại của dự án là tương đối lớn. Hiện nay các nhà thầu đang tập trung thiết bị và nhân lực để tổ chức thi công bám sát theo tổng tiến độ đã được phê duyệt. Tổng thầu LICOGI cam kết trước Chính phủ và chủ đầu tư: Sẽ tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tiến độ của dự án với các mốc chính như thi công đập đạt cao trình chống lũ năm 2011 ở cốt 418,5 vào ngày 19/5; hoàn thành toàn bộ đập chính RCC vào cuối tháng 12/2011; nút cống dẫn dòng để tích nước vào cuối tháng 11/2011; hoàn thành đập tràn và toàn bộ tuyến đập vào tháng 6/2012; phát điện tổ máy số 1 vào tháng 8/2012 và phát điện tổ máy 2 vào tháng 10/2012.

TT_ Theo Báo Xây Dựng

 

Các tin khác:

Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2011. ()

Giá điện tăng giảm, phải qua cửa giám sát ()

Sẽ nhập khoảng 1 triệu tấn xăng dầu do Dung Quất nghỉ 2 tháng ()

Cung ứng điện mùa khô: Bớt căng thẳng về cung - cầu ()

Khô hạn làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng ()

Hà Nội thí điểm báo cắt điện tới từng gia đình qua tin nhắn ()

Ra mắt Tạp chí Vật liệu Xây dựng ()

HLC - Hội nghị người lao động 2011 thành công và tốt đẹp ()

Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 ()

Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả tổ chức Hội nghị khách hàng miền Bắc năm 2011 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?