Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

08/07/2012 6:44:50 PM

Bước vào năm 2012, cùng với các DN ngành Xây dựng, các DN thuộc Bộ cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là các DN kinh doanh BĐS và sản xuất VLXD. Báo Xây dựng trích lược một số ý kiến của các Tập đoàn, TCty… trong Hội nghị giao ban triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2012 của Bộ Xây dựng

Ông Nguyễn Đăng Nam – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD)

Cùng với việc tập trung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bám sát chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 2127, Tập đoàn đã tổ chức rà soát, điều chỉnh các nội dung chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2011 – 2015; xây dựng chương trình phát triển nhà ở tập trung vào 2016 – 2020 cho phù hợp và phát huy vai trò của Tập đoàn trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Giai đoạn 2011 – 2015, dự kiến hoàn thành khoảng 9,3 triệu m2 sàn nhà ở; giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến hoàn thành khoảng 15 triệu m2 nhà ở. Trong đó, tỷ trọng diện tích nhà ở xã hội chiếm khoảng 11 – 13%.

Trong 6 tháng cuối năm 2012, Tập đoàn đề ra một số nhiệm vụ và các giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, Tập đoàn sẽ triển khai phương án tái cơ cấu (khi được Chính phủ phê duyệt) với lộ trình phù hợp để giảm thiểu những xáo trộn trong Tập đoàn; tập trung tối đa công tác cổ phần hóa các đơn vị thành viên để hoàn thành trong năm 2012… Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả thực hiện của 6 tháng đầu năm 2012, Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo, rà soát các dự án đầu tư tập trung nguồn vốn vào các dự án trọng điểm có hiệu quả, đảm bảo tiến độ bàn giao, góp phần đẩy mạnh kinh doanh, thu hồi vốn; chú trọng công tác thiết kế nhằm gia tăng các giá trị tiện ích, giảm giá thành, thu hút thêm và phù hợp với khả năng thanh toán của đối tượng khách hàng trong giai đoạn thị trường suy giảm; chủ động đăng ký đầu tư xây dựng một số nhà ở xã hội tại quỹ đất 20% ở Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lớn; nghiên cứu phương án xây dựng nhà ở cho thuê, KCN; tăng cường quảng bá, mở rộng đối tượng khách hàng, thực hiện các biện pháp kinh doanh linh hoạt về giá, phương thức thanh toán; tập trung nguồn lực đẩy mạnh tiến độ thi công công trình trọng điểm, công trình cấp quốc gia; tích cực tìm kiếm và đấu thầu các dự án công trình có vốn nước ngoài; củng cố hệ thống phân phối trong nước, triển khai mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu VLXD tập trung ra các khu vực lân cận như Lào, Campuchia, Mianma…

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO)

Trong 6 tháng đầu năm 2012, TCty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã hoàn thành tốt mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ đề ra năm 2012. Giá trị sản xuất kinh doanh đạt 10.000 tỷ đồng, kết quả thực hiện kế hoạch đạt 45%

Trong thời gian qua, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luôn được Bộ Xây dựng đặc biệt quan tâm, trong đó có phát triển các chương trình nhà ở xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. HANDICO là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội (nhà ở sinh viên, công nhân, nhà thu nhập thấp). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số bất cập như đối với dự án đầu tư nhà ở cho sinh viên cũng như một số dự án đầu tư khác, nhất là các dự án nhà ở xã hội, có dự án, công trình thực hiện đến 60 – 70% nhưng nguồn quy hoạch vốn kế hoạch theo từng năm, nếu không thực hiện được thì lãng phí rất lớn. Đối với nhà ở công nhân, do đầu tư vốn dài, quá trình thu hồi vốn rất lâu, dẫn đến nhiều chủ đầu tư không mặn mà tham gia đầu tư xây dựng, đề nghị đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi hình thành thì gắn luôn việc xây nhà ở cho công nhân bên trong khu đó. Nhà ở thu nhập thấp trong thời gian qua đã có một số điều chỉnh cũng như tiếp cận các nguồn vốn vay, đề nghị trong thời gian tới các nội dung này sẽ tiếp tục được triển khai.

Bên cạnh đó, xu hướng phát triển nhà ở chung cư cao tầng tại các đô thị trong thời gian qua thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, tại đô thị lớn thường dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa các chủ đầu tư và người dân sử dụng. Vì vậy, HANDICO đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, kiểm tra để đảm bảo đô thị bền vững, hài hòa; bố trí ưu tiên đầu tư các dự án, nên đưa giá vào thỏa thuận giữa các chủ đầu tư và người dân, không nên chỉ đưa ra giá trần; tiếp tục quan tâm để có nhận định, đánh giá chính xác để người dân thấy thời điểm này là phù hợp với nhu cầu thực tế, đầu tư mua nhà, tháo gỡ khó khăn cho các DN BĐS…

Ông Đỗ Phi Hùng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM

Về tình hình nhà ở trên địa bàn thành phố, theo thống kê, toàn thành phố có 860 dự án nhà ở với diện tích đất là 8.658 ha, quy mô 325.000 căn, tổng mức đầu tư 258.000 tỷ đồng đã được thành phố chấp thuận và đang triển khai thực hiện. Tuy nhiên đến nay, hầu hết tốc độ dự án đều chậm, trong đó có 50% các dự án chậm triển khai do nhiều vấn đề. Tiêu biểu như ở quận 2 có 56 dự án trong tổng số 252 dự án; quận 9 có 85 dự án chưa triển khai thực hiện trong tổng số 153 dự án; quận 12 có 42 dự án trong tổng số 81 dự án. Các dự án tạm dừng là 49 dự án, 113 dự án điều chỉnh quy hoạch. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn này, TP HCM đã phát triển mới hơn 800 nghìn m2 sàn xây dựng nhà ở, đạt 45% kế hoạch năm. Năm nay thành phố đặt ra mục tiêu cho ngành Xây dựng đạt 8,5 triệu m2 nhà ở, ngoài ra thành phố đã cấp gần 12 nghìn GPXD mới với tổng diện tích trên 2 triệu m2, so với cùng kỳ có giảm 9%.

Về tình hình thị trường BĐS, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, tình hình BĐS của thành phố vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức. Nhiều dự án xây dựng bị tạm dừng do chủ đầu tư khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, nhiều dự án xây dựng nhà ở xã hội cũng gặp khó khăn. Việc sửa chữa cải tạo chung cư cũ, kết hợp chỉnh trang đô thị thiếu quỹ đất sạch và vốn đầu tư. Do đó thời gian vừa qua, nhiều chủ đầu tư đã chủ động giảm giá bán, bán hòa vốn thậm chí bán lỗ…nhưng vẫn chưa cải thiện được tình hình.

Có thể nói, nhiều doanh nghiệp BĐS đã rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn, trong đó, doanh nghiệp vay nhiều, nợ lớn thì nguy cơ phá sản càng cao. Nguyên nhân một phần cũng từ cơ chế chính sách, cơ chế thắt chặt tín dụng đã là một rào cản lớn đến thị trường. Chúng ta chưa có công cụ tài chính để hỗ trợ cho thị trường như quỹ tiếp kiệm nhà ở, quỹ tín phát đầu tư BĐS, chính sách thu thuế đất chưa ổn định, thu một lần là chưa phù hợp. Nhà nước chưa đóng vai trò chính trong điều tiết vĩ mô và điều tiết thị trường BĐS một cách hiệu quả, gây mất cân đối trong thị trường. Đến nay TP HCM có khoảng 44, 533 ngàn căn hộ được hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhưng tỷ lệ căn hộ bình dân vẫn thấp chỉ chiếm khoảng 33,8% còn lại là cao cấp và chung cấp, trong khi nhu cầu nhà giá rẻ rất lớn.

Sự suy thoái của thị trường BĐS là hệ quả của sự tăng trưởng nóng và đầu cơ BĐS, nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường chưa có kinh nghiệm gây mất cân đối trong thị trường. Sở Xây dựng kiến nghị về cơ chế chính sách, đầu tư về nhà ở xã hội để đa dạng hóa thị trường BĐS, hình thành các khu dân cư, nhà ở xã hội đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Cho phép tăng hệ số sử dụng đất lên 2 lần so với những quy định hiện nay, cho phép xây cao tầng theo từng phân khu.

Ông Lương Quang Khải – Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Xi măng Việt Nam (VICEM)

Các công trình xây dựng trọng điểm về giao thông, xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa xã hội lớn, là điều kiện cho ngành xi măng phát triển. Chúng tôi mong muốn tham gia và là thành viên tích cực, mong Chính phủ và các bộ ngành tạo điều kiện ủng hộ. Hiện nay một số nhà máy xi măng khó khăn về nguồn nguyên liệu đá vôi như xi măng Hoàng Thạch, Hải Phòng, Hà Tiên… để giải quyết tình trạng trên chúng tôi đang tìm kiếm và xin chủ quyền mỏ, mong Bộ Xây dựng và các địa phương giúp ngành xi măng trong vấn đề này.

Ngoài ra việc tăng cường mối liên kết giữa nhà sản xuất, ngân hàng, đơn vị thi công, chủ đầu tư để tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ công trình, giảm thiểu rủ ro là hướng đi tích cực. Chúng tôi cam kết là thành viên tích cực, trách nhiệm và tin cậy mong muốn nhận được sự hợp tác của đơn vị bạn.

Tôi thấy ngay chính trong Bộ Xây dựng đã từng có những giao ước thi đua với các đơn vị, và hợp tác với nhau trong thi công xây dựng và đưa được tiến độ công trình trọng điểm lên và đạt kết quả. Vậy tôi nghĩ trong điều kiện khó khăn hiện nay rất cần có bạn, để cùng nhau giải quyết khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, quay nhanh dòng tiền.

Trong thời gian qua, mặc dù khó khăn nhưng Vicem vẫn đạt được những thành công nhất định, đó là do Bộ Xây dựng chỉ đạo giải quyết những tồn tại, taaoj điều kiện để Vicem tăng năng lực cạnh tranh, vượt khó và phát triển.

Ông Dương Khánh Toàn – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh hết sức khó khăn của kinh tế trong nước, các chủ đầu tư hết sức khó khăn về vốn. Tuy nhiên trong tập đoàn hết sức đoàn kết, thống nhất giải quyết nhiều vấn đề trong tập đoàn, từng bước tháo gỡ khó khăn. Về cơ bản hoàn thành được các công trình trọng điểm của Đảng và Nhà nước, như các công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu, Vũng Áng 1, Nhà Quốc hội đặc biệt đảm bảo mục tiêu chống lũ các dự án thủy điện, và phát tổ máy số 5 thủy điện Sơn La, hoàn thành cơ bản chỉ tiêu 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên còn số tồn tại là lợi nhuận thấp, do chi phí tài chính cao, một số nhà máy thiếu vốn, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, dở dang công nợ lớn đến 21 nghìn tỷ đồng, riêng công trình trọng điểm của Nhà nước là 7,500 tỷ đồng.

Khi mới thành lập năm 2010, công nợ tập đoàn chỉ khoảng 300 tỷ đồng, khó khăn nhất là đầu năm 2011 là 600 tỷ, nhưng hiện nay công nợ của tập đoàn đã lên tới 21 ngìn tỷ đồng do khó khăn của kinh tế nói chung. Việc đầu tư thấp, chỉ đạt 37% chỉ tiêu do thiếu vốn, một số dự án trọng điểm như dự án điện thủy điện Nậm Chiến, thủy điện Bắc Hà…đến giai đoạn chuẩn bị phát điện vẫn phải vay thêm vốn, việc này đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và công tác trả nợ. 6 tháng cuối năm tập đoàn xác định còn nhiều khó khăn, do đó tập đoàn sẽ ra soát và điều chỉnh kế hoạch cho hợp lý.

Chúng tôi có những kiến nghị sau, đề nghị Bộ cho phép điều chỉnh kế hoạch của năm 2012, về những giá trị cơ bản như sản xuất kinh doanh, doanh thu sẽ cố gắng giữ, nhưng lợi nhuận thì không thể đạt được. Chúng tôi đã thành lập ban chỉ đạo, tập trung giải quyết thu hồi công nợ và thanh toán nhưng hết sức khó khăn. Tập đoàn mong muốn Bộ có ý kiến với Chính phủ, các bộ ngành, chủ đầu tư, đảm bảo vốn thanh toán đặc biệt là các công trình trọng điểm. Có cơ chế giải quyết chi phí lãi vay, chậm thanh toán của các chủ đầu tư...

Theo baoxaydung

 

Các tin khác:

Giá điện tăng 'nhầm thời điểm', doanh nghiệp thêm suy kiệt ()

Từ 01/7, giá điện sẽ tăng 5% ()

Chủ trương bù giá nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng đối với dự án đường dẫn cầu Phú Mỹ, TP. HCM do Thủ tướng quyết định ()

“Nhôm – Vật liệu xanh của tương lai” ()

2.200 gian hàng tham triển lãm Vietbuild 2012 tại Tp.HCM ()

29 nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ()

Thêm một dự án xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu không nung ()

Sàn nhẹ panen - công nghệ mới cho xây dựng hiện đại ()

Việt Nam đạt giải Năng lượng Toàn cầu 2012 ()

Cần kết thúc “lò vòng dã chiến” ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?