Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Dự báo 2 kịch bản của triển vọng kinh tế Việt Nam

23/12/2011 10:48:05 PM

Ngày 22/12 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc tổ chức hội thảo công bố Báo cáo cuối cùng Dự án chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc (KSP).

Hội thảo chia sẻ những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực phát triển cảng hàng không và cảng biển hiện đại; hệ thống đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam; phân tích và dự báo thu ngân sách ở Việt Nam cũng như đưa ra các kịch bản dự báo kinh tế vĩ mô dài hạn cho Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

Kết quả dự báo của dự án công bố hai kịch bản của triển vọng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bao gồm các kịch bản bi quan, kịch bản chủ (lạc quan).

Trong đó, tại kịch bản lạc quan, trong ngắn hạn tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6,0%, trung hạn (giai đoạn 2011- 2015) đạt khoảng 6,5%, và triển vọng dài hạn (giai đoạn 2016-2020) GDP đạt bình quân khoảng 7,6%.

Các kịch bản đều cho thấy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 là tương đối cao sau khi đã giải quyết được tình trạng mất cân đối vĩ mô hiện nay. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của giai đoạn này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và triển vọng của kinh tế thế giới.

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm vềlĩnh vực phát triển cảng hàng không và cảng biển.

Theo Giáo sư Yeong Heok Lee - Đại học quốc gia Hankyong, Hàn Quốc - có Quy hoạch tổng thể vềchính sách hàng không giai đoạn 2010-2014, bất kỳ kế hoạch phát triển sân bay nào đều cần dựa trên quy hoạch tổng thể.

Chính phủ Hàn Quốc không can thiệp hoặc bảo hộ ngành này, chỉ đưa ra định hướng chính sách và quy định rõ ràng…

Chuyên gia của Hàn Quốc cũng khuyến nghị về chính sách vận tải hàng không của Việt Nam, cần duy trì nguyên tắc cạnh tranh và tư nhân hóa các hãng hàng không; thúc đẩy chính sách bầu trời mở và toàn cầu hóa các hãng hàng không; không bảo hộ các hãng hàng không lớn…

Về hệ thống đánh giá doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng hiện ở Việt Nam hệ thống đánh giá doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vướng mắc, không có sự tham gia của ủy ban đánh giá độc lập trong cảquá trình; không gắn kết chặt chẽ với tiền thưởng và đề bạt, các tiêu chí tập trung chủ yếu vào đánh giá kết quả tài chính...

Từ đó, giáo sưWonhee Lee cho rằng Việt Nam cần xây dựng lại hệ thống đánh giá doanh nghiệp nhà nước.

Cụ thể cần xếp loại doanh nghiệp nhà nước theo các trọng số khác nhau, phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước; cần có quy trình đánh giá với sự tham gia của bên ngoài với các chỉ số đánh giá và phương pháp cụ thể…/.

Theo TTXVN

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?