Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL

16/12/2022 9:40:25 AM

Ngày 15/12, tại Sóc Trăng, Đoàn công tác Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo một số tỉnh ĐBSCL đã có buổi làm việc bàn về giải pháp tìm nguồn vật liệu phục vụ cho các dự án cao tốc, dự án giao thông trọng điểm tại khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2021 - 2025.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, trong giai đoạn từ 2022 - 2025 nhiều dự án lớn trong khu vực được triển khai đồng bộ như: Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (188,2km); Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (27,4km); Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (26,5km)... dẫn đến nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là vật liệu cát đắp nền đường.

Hiện các Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu và Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (26,5km)... có nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là vật liệu cát đắp nền đường.

Để giải quyết những khó khăn về vật liệu cho dự án, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã có nhiều cuộc họp làm việc với UBND các tỉnh, thành để đề nghị được hỗ trợ nguồn vật liệu cát đắp nền cung cấp cho dự án. Tuy nhiên, đến nay chỉ có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát cho dự án từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác; các địa phương khác trong khu vực đều chưa có kế hoạch cung cấp cát cho dự án. Như vậy, đến nay dự án vẫn chưa xác định được đủ nguồn vật liệu cát đắp nền, đây là điểm mấu chốt và ảnh hưởng rất lớn đến dự án.

Tại cuộc họp, ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện tại, các mỏ cát đang khai thác là 14 mỏ và khả năng khai thác theo giấy phép năm 2022 còn lại 3,13/5,21 triệu m³. Đồng Tháp có 2 đường cao tốc đi qua gồm Cao Lãnh - An Hữu và Cao Lãnh - Mỹ An, với số lượng cát san lấp khoảng 6 triệu m³, tỉnh cam kết cung ứng đủ số lượng cát này.

Ông Tuấn cho biết thêm, đối với việc nâng công suất theo chủ trương của nghị quyết, Đồng Tháp rà soát lại theo ĐTM thì có thể cung ứng tăng lên 50%, có thể cung ứng được khoảng 1,8 triệu đến gần 1,9 triệu m³. Theo tính toán, để đáp ứng được cho cao tốc Cao Lãnh - An Hữu và Cao Lãnh - Mỹ An cộng thêm tăng 50% công suất nữa thì cũng khoảng gần 8 triệu m³.
 

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng, khó khăn là nguồn vật liệu cát san lấp, có tỉnh có, tỉnh không. Sóc Trăng cam kết sẵn sàng chia sẻ nguồn cát cho các tỉnh không có nguồn. Khó khăn của Sóc Trăng là nhu cầu sử dụng nguồn cát làm vật liệu xây dựng của tỉnh rất lớn, nhưng địa thế nằm ở cuối nguồn sông Hậu nên cát lòng sông thuộc Sóc Trăng có chất lượng xấu (cát, bùn xen kẽ và lẫn nhiều tạp chất), khó đáp ứng chất lượng.

Trên sông Hậu qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng, qua khảo sát có khoảng 12 mỏ cát sông. Trong đó, có 2 mỏ đã cấp quyết định chủ trương đầu tư đến nay cũng đã hết hạn. Hiện nay đang xin gia hạn. 2 mỏ này trữ lượng khoảng 3 triệu m³, còn lại 10 mỏ, đã khảo sát sơ bộ, đánh giá 5 mỏ có trữ lượng khoảng 2,5 triệu m³, còn lại 5 mỏ là chưa khảo sát, ông Trần Văn Lâu cho biết thêm.
 

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm, trữ lượng cát biển của Sóc Trăng lớn khoảng 13 tỷ m³ cát, độ mặn không cao. Đây là điều kiện rất lớn nếu được quan tâm khai thác, có thể phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia tại khu vực ĐBSCL. Sóc Trăng đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng trong triển khai dự án; hoàn thành dự án Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển  đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL.
 

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, đối với ĐBSCL có nền đất yếu, vì vậy, việc thi công nền đường là nhân tố quyết định quan trọng của dự án, việc sử dụng nguồn vật liệu cát để đắp nền là hết sức cần thiết và ĐBSCL có những khu vực có nguồn cát dồi dào. Bộ Giao thông vận tải mong muốn các tỉnh nâng cao trách nhiệm cùng với Bộ và các cơ quan Trung ương để đáp ứng yêu cầu của dự án.
 

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cũng khẳng định, các Bộ, ngành sẽ tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho ĐBSCL. ĐBSCL hoàn toàn có thể chủ động nguồn cát sông cho các dự án cao tốc, đặc biệt là các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang với trữ lượng cát sông được đánh giá dồi dào. Thứ trưởng Trần Quý Kiên thông tin thêm, trong 39 triệu m³ cát, năm 2023 chỉ sử dụng khoảng 16 triệu m³, còn 23 triệu m³ rơi vào năm 2024, đầu năm 2025 chứ không phải cần dồn dập.
 

Từng địa phương trên cơ sở đó rà soát, bổ sung lại, tính toán, cân đối, kể cả việc xem xét, nâng công suất theo Nghị quyết 133, Nghị quyết 60 của Chính phủ để có đăng ký, chủ động báo cáo, đề xuất trữ lượng, có thể cung cấp được đặc biệt cho tuyến dọc, qua địa bàn 4 tỉnh. Tuyến ngang thì nhu cầu chậm hơn, khởi công chậm hơn 8 tháng, Thứ trưởng Trần Quý Kiên yêu cầu.


ximang.vn (TH/ VOV)

 

Các tin khác:

Hơn 100 DN ngành Xây dựng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ từ năm 2024 ()

Khai mạc Triển lãm Vietbuild Home TP.HCM ()

Bà Rịa - Vũng Tàu loại bỏ 18 khu vực khai thác khoáng sản ra khỏi quy hoạch ()

Hội thảo tập huấn "Kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp sản xuất xi măng” ()

Phát huy tiềm năng tài nguyên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu xây dựng ()

VNCA kiến nghị lùi thời hạn tăng thuế xuất khẩu clinker ()

Điểm tin trong tuần ()

Thí điểm dùng cát biển làm vật liệu tại cao tốc Hậu Giang - Cà Mau ()

Mỹ đề xuất đánh thuế đối với thép và nhôm dựa trên lượng khí thải carbon ()

Viện Nghiên cứu Cơ khí trúng gói thầu EPC tại Trạm phân phối xi măng Ninh Thủy ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?