Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Cty CP Xi măng Sông Đà: Giải pháp nào cho vấn đề việc làm?

12/01/2012 10:46:10 AM

Theo phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030, đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay. Trong tình hình thực tế hiện nay, khi các DN xi măng lò đứng vẫn sở hữu công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường thì việc chuyển đổi công nghệ là hết sức cấp thiết.

Đối với Cty CP Xi măng Sông Đà (CPXMSĐ) - một DN sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng thì vấn đề đặt ra ở đây lại chính là sự khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động khi công nghệ cũ đã quá lạc hậu nhưng lại không đủ điều kiện để chuyển đổi công nghệ, dẫn đến nguồn sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ được, đời sống công nhân hết sức bấp bênh.

Sau khi xây dựng xong công trình Thủy điện Hòa Bình, để giải quyết nguồn nhân lực còn dôi dư hoặc không có điều kiện chuyển đi công tác nơi khác, lãnh đạo TCty Xây dựng thủy điện Sông Đà quyết định xây dựng Nhà máy xi măng Sông Đà lò đứng với dây chuyền thiết bị, công nghệ nhập từ Trung Quốc, công suất thiết kế 8,2 vạn tấn xi măng/ năm, có khoảng 500 công nhân đã đến làm việc tại cty (trước đây là Nhà máy Xi măng Sông Đà).

Cho đến nay khi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng của Cty đã trở nên lạc hậu, thêm nữa, nguyên nhiên liệu đắt, dẫn đến giá thành phẩm làm ra cao hơn các sản phẩm cùng loại, sản phẩm không tiêu thụ được nên một lượng lớn người lao động tại Cty không có việc làm hoặc làm không đủ ngày công, dẫn đến mức lương bình quân thấp, không đảm bảo nhu cầu chi tiêu hàng ngày. Hiện nay ở Cty, 2/3 người lao động không có việc làm, Cty không đủ tiền để trả bảo hiểm cho người lao động. Lượng công nhân hiện đang làm việc tại Cty cũng giảm đáng kể, gần 150 công nhân đã chấm dứt hợp đồng lao động, hiện chỉ còn 297 công nhân đang làm việc, trong đó đã có tới 31 hồ sơ đang thụ lí để chấm dứt hợp đồng lao động. Số công nhân này tại cty cũng chỉ làm việc khoảng 10 - 15 ngày/tháng, lương bình quân chỉ 1,2 - 1,3 triệu đ/người/tháng, tổng thu nhập khoảng 2,6 triệu đ/người/tháng (cả tiền lễ, phép).

Trao đổi với chúng tôi, ông Kiều Quang Thành - Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Cty CPXMSĐ cho biết: Công đoàn Cty cũng luôn đề đạt nguyện vọng tìm kiếm việc làm cho người lao động nhưng giải quyết được vấn đề này là rất khó. Bởi đây là DN đặc thù chỉ chuyên sản xuất xi măng, hơn nữa, đa số công nhân Cty có tuổi đời, tuổi nghề, bậc thợ cao. Vì vậy, để luân chuyển lao động đi các DN khác là rất khó bởi nhu cầu các DN luôn cần lao động trẻ và tiền bảo hiểm phải đóng cho họ cũng thấp hơn. Thêm nữa, Cty cũng không thể chuyển đổi công nghệ theo phương pháp hiện đại được bởi nguồn vốn còn hạn chế, mặt bằng diện tích của Cty lại nhỏ hẹp, hơn nữa, hiện nay khi tỉnh Hòa Bình chủ trương mở rộng thành phố ra các khu lân cận thì Cty lại nằm ở vị trí ngay trong thành phố, nếu tiếp tục sản xuất sẽ gây ô nhiễm đến môi trường. Do vậy, Cty đứng trước một khó khăn rất lớn, đó là không thể tạo ra được việc làm cho người lao động.

Một số phương pháp tạm thời được Cty đưa ra để giải quyết khó khăn trước mắt, đặc biệt để tạo ra việc làm cho người lao động đó là Cty xây dựng phương án nhập clinker với nguồn giá hợp lý, gia công thành xi măng để tiêu thụ và tận dụng nguồn vật tư, trang thiết bị sẵn có để sản xuất vôi bán ra thị trường… Đó cũng chỉ là cách giải quyết trước mắt còn vấn đề lâu dài vẫn là người lao động đứng trước nguy cơ thất nghiệp, hàng trăm công nhân sẽ không có nguồn thu nhập, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống gia đình…

Người lao động không có việc làm chính là thực trạng chung của các DN xi măng lò đứng hiện nay. Đời sống công nhân hết sức bấp bênh, vì vậy vấn đề đặt ra là Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, điều hành, đặc biệt giảm bớt gánh nặng cho các DN vừa và nhỏ, đồng thời, DN và công đoàn cơ sở cũng cần có những chính sách thích hợp thắt chặt chi tiêu, tìm kiếm việc làm cho người lao động tại các DN xi măng lò đứng. Như vậy, đời sống người lao động mới dần được cải thiện.

Theo baoxaydung

 

Các tin khác:

Vinacomin xin thế chấp than để vay vốn nước ngoài ()

VIGLACERA: Trên 300 triệu đồng ủng hộ CBCNVC khó khăn trong dịp tết Nguyên đán ()

Việt Nam không khép lại việc sản xuất đối với những dây chuyền sản xuất kính xây dựng công nghệ tiên tiến ()

Kỷ niệm 15 năm thành lập VICEM Bút Sơn ()

Câu hỏi lớn của Thủ tướng với ngành Thép ()

Ngành Xi măng trụ vững và vượt qua khó khăn ()

Tồn đọng hàng triệu tấn xi măng, thép ()

Mỹ dự định áp đặt thuế cho ống thép của Việt Nam là 18,75% ()

Xuất khẩu xi măng Việt Nam hướng đến châu Phi ()

Gánh lỗ giá điện cho các NM xi măng, thép nước ngoài 506 tỷ đồng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?