Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Vôi công nghiệp

Nhu cầu sử dụng vôi trong các ngành sản xuất

28/06/2014 3:49:39 PM

Thời gian qua đã có khá nhiều cơ quan, tổ chức, nghiên cứu đánh giá tình hình thị trường vôi công nghiệp Việt Nam. Các đánh giá của các chuyên gia và cơ quan nghiên cứu đều cho thấy: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất, ngành vôi công nghiệp sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, không tách rời.

Theo phân tích nhu cầu sử dụng vôi của các ngành trong nền kinh tế và căn cứ quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế giai đoạn 2015 đến 2030, có thể dự báo nhu cầu sử dụng vôi trong giai đoạn 2015 đến 2030 như sau:

Luyện kim

Trên cơ sở gia tăng nhu cầu thép cho nền kinh tế, ngành thép Việt Nam sẽ được phát triển theo định hướng ban đầu là thay thế nhập khẩu (ít nhất là đến năm 2020). Vì vậy ngành luyện kim trong thời gian tới sẽ có bước phát triển mạnh mẽ tới năm 2025, Việt nam sẽ đạt sản lượng 10 - 12 triệu tấn gang và 12 - 15 triệu tấn thép.

 

Dự báo nhu cầu vôi cho công nghiệp luyện kim

 

 STT Ngành
công nghiệp
Dự kiến sản lượng
(tr.tấn/năm)
ĐM
(kg vôi/tấn)
 Nhu cầu vôi
(1000 tấn)
 2015  2020  2015  2020
1 Gang 5 - 5,8 8 - 9 170 918 1.445
2 Phôi thép 6 - 8 9 - 11 17 119 170
3 Alumin 2,7 - 3,7 7,1 - 8,1 100 320 760
Tổng cộng 1.357 2.375
(Nguốn số liệu: Tham khảo Quy hoạch phát triển ngành thép)

 

Xây dựng và sản xuất VLXD

Chương trình phát triển gạch không nung tại Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010, do đó nhu cầu vôi cho lĩnh vực này được tính như sau:

 

Dự báo nhu cầu vôi cho xây dựng và sản xuất VLXD

 

STT Ngành
công nghiệp
Dự kiến sản lượng
(tr.tấn/năm)  
 ĐM
(kg vôi/tấn)
  Nhu cầu vôi
(1000 tấn)
 2015 2020   2015  2020
1  ACC 1,4 3,7  110 154 407
  Tổng cộng 1,4 3,7   154 407
(Nguốn số liệu: Lượng bê tông theo Quy hoạch phát ngành Vật liệu không nung)
 

Nhưng trên thực tế, việc tiêu thụ, sử dụng vật liệu không nung vào các công trình xây dựng còn rất hạn chế, không tương xứng với năng lực đã được đầu tư, chỉ chiếm khoảng 50%. Riêng bê tông nhẹ chỉ khai thác dưới 15% công suất. Năm 2013 chỉ có 3 nhà máy khai thác được trên 50% công suât (Công ty CP gạch khối Tân Kỷ Nguyên E – Block, Công ty CP Vương Hải V- Block, Công ty CP Bê tông khí Viglacera). Năm 2013 xuất khẩu được 110.000 m3. Một số công ty đã phải dừng sản xuất (Công ty VLXD Vĩnh Đức, Công ty CP Sông Đà – Cao Cường, Công ty CP VINEMA, công ty TNHH Trường Hải), các công ty khác sản xuất cầm chừng theo đơn đặt hàng, lo giải phóng hàng tồn kho từ trước.

 

Tình hình sản xuất và tiêu thụ bê tông nhẹ AAC từ 2010 – 2013
 

(Đơn vị: 1.000 m3)

Năm Công suất thiết kế Sản lượng Tiêu thụ nội địa Xuất khẩu Tồn kho
2010  700 37 14 - 23
2011 1.300 131 82 1 48
2012 1.500 165 71 70 24
2013 1.950 220 108 107,5 4,5

(Nguồn số liệu: Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam)

 

Công nghiệp giấy
 
Hiện nay Bộ Công thương đang lập quy hoạch cho ngành giấy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong đó năm 2015 sản xuất 3,15 triệu tấn bột giấy và 5,4 triệu tấn giấy đến năm 2020 sản xuất 3,505 triệu tấn bột giấy và 5,8 triệu tấn giấy.
Dựa vào đó nhu cầu vôi cho ngành này như sau:

 

Dự báo nhu cầu vôi cho công nghiệp giấy

 

STT Ngành
công nghiệp
Dự kiến sản lượng
(tr.tấn/năm)
  ĐM
(kg vôi/tấn)
Nhu cầu vôi
(1000 tấn)
  
 2015  2020  2015  2020
 1 Bột giấy 3,15 3,505 250 787 876
 2 Giấy 5,4 5,8      
Tổng cộng 787 876
(Nguốn số liệu: Lượng giấy theo Quy hoạch phát ngành giấy)
 

Công nghiệp mía đường

Theo quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 trong đó năm 2015 sản lượng đường đạt khoảng 1.967 nghìn tấn và cho đến năm 2020 sản lượng đạt khoảng 2.416 nghìn tấn.

 

Dự báo nhu cầu vôi cho công nghiệp mía đường

 

STT  Ngành
công nghiệp
 Dự kiến
sản lượng
Định mức Nhu cầu vôi
(1000 tấn)
 
 2015 2020  2015  2020
 1  Sản xuất đường  1.967 tr.tấn 2.416 tr.tấn  10kg/ tấn 20 24
 2  Cải tạo đất trồng mía 250.000 ha 300.000 ha  3tấn/ ha 60 80
Tổng cộng 80 104
(Nguốn số liệu: Lượng mía theo Quy hoạch phát ngành mía)
 

Sản xuất nông nghiệp

Theo quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 3/3/2011 định hướng ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015 diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản là 1,1 triệu ha và đến năm 2020 là 1,2 triệu ha.

 

Dự báo nhu cầu vôi cho nông nghiệp

 

STT Ngành
nông nghiệp
Dự kiến
diện tích (tr.ha)
Định mức
(tấn vôi/tấn)
 Nhu cầu vôi
(1000 tấn)
2015 2020 2015 2020
1 Cải tạo đất 2,4 2,4 0,2 - 0,3 600 600
2 Nuôi thủy sản 1,1 1,2 0,4 - 0,6 550 600
Tổng cộng 1.150 1.200


Thu hồi chất thải từ các nhà máy nhiệt điện

Theo quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020. Dự kiến đến năm 2020 công suất nhiệt điện chạy than khoảng 36.000MW sẽ tiêu thụ khoảng 67,3 triệu tấn than. Với khối lượng đó, nếu tất cả các nhà máy đốt than đều lắp đặt hệ thống khử acid sulphuric thì mỗi năm có thể thu hồi 4-5 triệu tấn thạch cao thương phẩm tốt tương đương với lượng vôi sử dụng khoảng 100 – 150 ngàn tấn.

Nhu cầu khác

Vôi còn được sử dụng trong xử lý khí thải, xử lý nước thải sinh hoạt công nghiệp, khử trùng trại chăn nuôi, dịch bệnh chỉ chiếm 3% tổng nhu cầu nêu trên.

Dự báo nhu cầu xuất khẩu từ nay đến năm 2020 và 2025

Hiện nay vôi được đẩy mạnh cho nhu cầu xuất khẩu. Năm 2012 cả nước xuất khẩu trên 2 triệu tấn cho thấy thị trường xuất khẩu cho ngành vôi vẫn đầy tiềm năng. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giá trị tăng đột biến nên giả sử đến năm 2020 cũng chỉ đạt mức 2,5 triệu tấn và đến năm 2025 cũng vậy.

Qua các phân tích đánh giá sơ bộ ở trên, có thể thấy rõ trong giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo của Việt Nam, vôi công nghiệp là một sản phẩm thiết yếu, quan trọng, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Các nhà máy, chủ đầu tư có ưu thế về nguyên liệu, công nghệ, thiết bị... cần có những bước chuẩn bị, để sẵn sàng đầu tư, gia nhập thị trường.


ximang.vn (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?