Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Trung tâm TP.HCM sẽ nhiều mảng xanh và phố đi bộ ngầm

13/05/2013 3:39:53 PM

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM vừa công bố quy hoạch chi tiết 1/2000 khu trung tâm hiện hữu của thành phố (930 ha), đồ án do công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) tư vấn. Đây là lần đầu tiên TP.HCM có quy hoạch tổng thể toàn bộ khu trung tâm nhằm làm cơ sở quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị.

Theo quy hoạch, trung tâm thành phố được phân chia thành 5 vùng đặc thù bao gồm một phần các quận 1, 3, 4 và Bình Thạnh. Theo đó, dọc bờ sông Sài Gòn là các nhà cao tầng kèm theo các mảng xanh, xây dựng đường ngầm theo đường Tôn Đức Thắng (đoạn dọc công viên bến Bạch Đằng) để tạo công viên bờ sông, khu vực đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi sẽ được quy hoạch thành khu vực đi bộ và có không gian ngầm kết nối với nhà ga Metro, đặc biệt sẽ có tuyến xe điện dọc sông Sài Gòn giúp phát triển du lịch và sau này kết nối với khu vực bán đảo Thanh Đa.

Theo đồán, ranh giới khu lõi trung tâm là đường Nguyễn Hữu Cảnh - rạch Thị Nghè, thuộc phía Bắc; phía tây là các đường Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Cách Mạng Tháng 8; phía nam giáp các đường Nguyễn Thị Minh Khai - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh - Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - Vĩnh Phước - Hoàng Diệu và Nguyễn Tất Thành, phía đông giáp sông Sài Gòn, với quy mô 930ha.Trung tâm thành phố sẽ được quy hoạch với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định hướng quy hoạch và cải tạo đô thị khác nhau với quy mô dân số dự kiến là 273.000.



Theo đó, Phân khu 1 (khu lõi,Trung tâm Thương mại – Tài chính) là khu vực tập trung các công trình có chức năng thương mại - tài chính (CBD) của thành phố, phát triển các chức năng Kinh doanh, Thương mại, Khách sạn, Du lịch và Hành chính, toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1 có diện tích khoảng 92,3 ha. Phân khu 2 (Trung tâm Văn hóa - Lịch sử) là trục trung tâm quanh trục đường Lê Duẩn, phát triển với chức năng Văn hoá, Kinh doanh, Thương mại, Du lịch, Dân cư và Giáo dục, với diện tích 212,2ha. Phân khu 3 (khu bờ Tây sông Sài Gòn) là khu phát triển mới đa chức năng, trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận có diện tích gần 275 ha. Phân khu 4 (khu thấp tầng) là khu dân cư hiện hữu, có nhiều công trình nhà biệt thự từ thời Pháp thuộc với chức năng khu dân cư, Văn hóa, Giáo dục và Thương mại thấp tầng có diện tích 232,3 ha. Cuối cùng là Phân khu 5 (lân cận lõi trung tâm), nằm kế cận Phân khu 1 về phía Nam được phát triển với chức năng kinh doanh thương mại có diện tích 117,5 ha.

Để tạo sự cân bằng giữa bảo tồn những giá trị cảnh quan lịch sử với phát triển chức năng đô thị mới, điểm nhấn sẽ là phân khu 1. Tại đây sẽ hình thành khu vực dành cho người đi bộ và phương tiện vận tải công cộng. Khu vực này được kiểm soát nghiêm ngặt và được giữ gìn với những công trình có giá trị lịch sử như trụ sở UBND TP, nhà hát thành phố và chợ Bến Thành. Đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ sẽ được chuyển đổi thành các phố buôn bán bộ hành. Tại đây sẽ tận dụng cơ hội phát triển nhà ga UMRT ngầm (vận tải đô thị khối lượng lớn, tốc độ cao), không gian ngầm, trong đó có đường ngầm, khu mua sắm và đậu xe (dọc theo đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ). Những tuyến phố lớn này sẽ trở thành các trục đô thị, kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng và chuyển đổi dần thành khu mua sắm.

Theo phân kỳ đầu tư, sẽ ưu tiên xây dựng chỉnh trang đường sá trong 5 Phân khu như: Xây dựng các tuyến UMRT số 1,2,3 và 4, xây dựng nhà ga Bến Thành, tổ chức tuyến BRT (xe bus nhanh); xây dựng đường trên cao dọc đường Cách Mạng Tháng 8, Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Xây dựng cầu Thủ Thiêm 2; tang cường tính chất của đường Lê Duẩn như một trục kết nối mảng xanh từ Thảo Cầm Viên qua Dinh Thống Nhất đến công viên Tao Đàn; tổ chức đường dạo dọc kênh Bến Nghé…

Với quy hoạch 930 ha, định hướng không gian kiến trúc khu vực bờ Tây sông Sài Gòn là phát triển cao tầng với mật độ xây dựng thấp, theo nguyên tắc chiều cao công trình thấp dần từ trong ra phía bờ sông để tạo sự cân bằng với các công trình lịch sử, nhất là quanh những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử như trụ sở UBND thành phố, Nhà hát thành phố và chợ Bến Thành. Cũng như hình thành các điểm nhấn cao tầng tại các đầu mối giao thông kết nối giữa khu trung tâm hiện hữu và khu vực Thủ Thiêm.

Theo Báo Xây dựng *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?