Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Dự án Tuần Châu Hà Nội vẫn chỉ là một bãi đất hoang cỏ dại

17/03/2013 1:17:42 PM

Sau 5 năm thực hiện, Dự án Khu du lịch và vui chơi giải trí Tuần Châu (gọi tắt là Dự án Tuần Châu) thuộc địa bàn xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay vẫn chỉ là một bãi đất hoang...

 
Dự án Khu du lịch và vui chơi giải trí Tuần Châu quảng cáo trên mạng. 

“Bờ xôi ruộng mật” bị bỏ hoang

Ngày 24.5.2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây cho Công ty CP Tuần Châu Hà Tây  (nay là Công ty CP Tuần Châu Hà Nội) làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, dự án bao gồm sân golf (93 ha); vui chơi giải trí (22 ha); trung tâm thương mại quốc tế (180 nghìn m2); khu biệt thự (54 ha); còn lại là khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế và chung cư cao cấp. Ngày 25.2.2008 Công ty CP Tuần Châu Hà Tây đã tiến hành tổ chức lễ khởi công dự án. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ.

Bà Nguyễn Thị Năm, người dân thôn Đa Phúc (Sài Sơn, Quốc Oai) cho biết: “Cách đây khoảng gần 5 năm về trước, Công ty CP Tuần Châu tổ chức lễ khởi công dự án rầm rộ lắm. Lễ khởi công có đến hàng nghìn quan khách về dự. Họ hứa với dân là chỉ sau một thời gian ngắn là dự án sẽ đi vào hoạt động, khi đó họ sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động là con em địa phương, nhưng bây giờ thì… chúng tôi mất hết ruộng mà việc làm cũng chẳng thấy đâu. Con em chúng tôi thất nghiệp cả rồi”.

Anh Nguyễn Văn Ba, người dân thôn Đa Phúc buồn bã nói: “Cho đến bây giờ thì dân chúng tôi rất nghi ngờ về dự án này. Dự án kiểu gì mà đã 5 năm rồi vẫn dậm chân tại chỗ. Nhìn vào những thửa ruộng màu mỡ trước đây vẫn cho người dân chúng tôi thu hoạch hai vụ lúa chính  một năm, giờ trở thành bãi đất hoang cỏ dại mọc um tùm mà thật xót xa”.

Phần lớn diện tích đất  của dân chưa được đền bù   

Làm việc với phóng viên, ông Phạm Văn Chang, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tuần Châu Hà Nội cho biết: năm 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập về Tp. Hà Nội, dự án Tuần Châu cũng như nhiều dự án khác trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) đã phải tạm dừng suốt một thời gian dài để chờ quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng.

Ngày 23.7.2010, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 5140/VPCP gửi UBND Tp. Hà Nội và Công ty CP Tuần Châu Hà Nội. Theo đó, chính phủ đồng ý về nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu nằm trên địa bàn ba thôn: Thụy Khuê, Phúc Đức và Đa Phúc thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội theo hướng giữ nguyên tính chất là khu du lịch sinh thái, không xây dựng sân golf.

Ngay sau khi có Văn bản số 5140/VPCP,  UBND Tp. Hà Nội đã ban hành Văn bản số 5775/UBND gửi các ngành chức năng như Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội; Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội; Sở Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội; UBND huyện Quốc Oai… Yêu cầu UBND huyện Quốc Oai nhanh chóng chỉ đạo các phòng, ban liên quan của huyện cùng phối hợp chặt chẽ với Công ty CP Tuần Châu Hà Nội tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với người dân có đất bị thu hồi nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Tuần Châu.

Tuy nhiên, tính đến nay, trong tổng số ba thôn có đất bị thu hồi là Thụy Khuê, Đa Phúc và Phúc Đức, Công ty CP Tuần Châu Hà Nội mới chuyển tiền về Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Quốc Oai để đền bù cho toàn bộ người dân của thôn Đa Phúc (chiếm khoảng 30% diện tích). 70% diện tích đất còn lại thuộc địa bàn hai thôn Thụy Khuê và Phúc Đức thì vẫn chưa đền bù được một m2 đất nào.

Về tiến độ thực hiện dự án, ông Chang cho biết, theo kế hoạch ban đầu trong hai năm 2011 và 2012 chủ đầu tư sẽ thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ san lấp mặt bằng, thi công cơ sở hạ tầng. Từ năm 2012 đến hết năm 2014 thì các hạng mục như khu vui chơi giải trí; khu bệnh viện, trường học sẽ được thi công xong và đến hết năm 2016 thì toàn bộ dự án phải được xây dựng hoàn thành.

Tuy nhiên, sau gần 5 năm khởi công xây dựng đến nay toàn bộ dự án Khu du lịch và vui chơi giải trí Tuần Châu vẫn chỉ là một bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm. Đại diện Công ty CP Tuần Châu Hà Nội cho biết, một phần do dự án phải chờ quy hoạch Thủ đô và một phần do mấy năm nay kinh tế suy thoái nên chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Theo Báo Công lý

 

Các tin khác:

Hưng Yên: Hỗ trợ xi măng để xây dựng nông thôn mới ()

Quy hoạch khu trung tâm đô thị đặc biệt tại Việt Nam ()

Ba kịch bản của thị trường chứng khoán năm 2013 ()

Việt Nam- Đan Mạch đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực xử lý chất thải và năng lượng tái tạo ()

Đầu tư nước ngoài: Hài hòa giữa giải ngân và thu hút ()

Tái cấu trúc nền kinh tế: Cơ hội vàng cho DN? ()

Vinacomin thông tin về việc tạm dừng đầu tư cảng Kê Gà ()

Vốn FDI nghẽn dòng ()

Năm 2013, đầu tư... từ đâu? ()

BIDV: Tài trợ vốn tín dụng cho HUD lên tới 10.200 tỷ đồng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?