Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Đại hội cổ đông: Cổ đông chất vấn gì?

16/04/2011 3:27:55 PM

Chất vấn ban lãnh đạo tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) là cơ hội để các cổ đông hiểu rõ nhất về doanh nghiệp mình đã đầu tư cũng như giúp chính doanh nghiệp thấu hiểu được kỳ vọng và yêu cầu của cổ đông.

StoxPlus kết hợp với Nexus hân hạnh gửi đến quý nhà đầu tư Top 50 Câu hỏi Cổ đông nên chất vấn doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp cần chuẩn bị để nâng cao hiệu quả các cuộc đối thoại với cổ đông.

 

Top 50 câu hỏi thường gặp tại ĐHCĐ
Tài liệu này được soạn thảo và giới thiệu bởi Nexus Group, công ty đi tiên phong trong lĩnh vực tư vấn quan hệ cổ đông tại Việt nam. Chúng tôi rất hân hạnh tổng hợp trong tài liệu này các nội dung quan trọng giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp và cổ đông đối thoại một cách hiệu quả và vì sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi cũng cung cấp những phân tích cơ bản về một số vấn đề thời sự chung của nghị sự ĐHCĐ năm nay.

Top 50 Câu hỏi chất vấn Lãnh đạo doanh nghiệp tại ĐHCĐ   

Lịch ĐHCĐ các doanh nghiệp tại HOSE, HNX và UPCOM

ĐHCĐ ‘nặng’ về báo cáo, trình bày

Theo quy định của luật Doanh nghiệp, ĐHCĐ phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư tiếp xúc với ban lãnh đạo doanh nghiệp, trực tiếp chất vấn các vấn đề chưa rõ hoặc chưa thỏa đáng và tham gia vào quá trình ra quyết định kinh doanh, thay vì nghiên cứu các con số tĩnh trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Tuy nhiên, qua phản ánh của báo chí và nhiều độc giả của Stox.vn, phương pháp tổ chức ĐHCĐ  hiện tại không chú trọng việc trao đổi giữa thành viên ban lãnh đạo với cổ đông, thời gian thường rất ngắn. Thay vào đó, chủ yếu là thời gian để HĐQT và BGĐ, BKS trình bày báo cáo tổng kết, vốn rất rườm rà và không mang lại hiệu quả của cuộc gặp mặt, mỗi năm chỉ diễn ra một lần và vốn được nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân rất mong đợi này. Bác bài thuyết trình của Chủ tịch và Tổng Giám đốc doanh nghiệp thường mang tính đọc các “diễn văn” vốn chiếm phần lớn thời gian đại hội.

Khi xem xét trương trình ĐHCĐ chi tiết của 10 công ty chúng tôi nhận thấy thời gian dành cho các chất vấn của cổ đông với ban lãnh đạo doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thời gian của một đại hội. Trung bình khoảng 30 phút, cá biệt có đại hội chỉ dành khoảng 15 phút để thảo luận, trong thời gian chờ kiểm phiếu bầu cử hoăc biểu quyết.

Trường hợp điển hình như Công ty chứng khoán Kim Long, vốn có rất nhiều vấn đề được nhà đầu tư quan tâm như chuyển đổi mô hình hoạt động, về khoản lỗ 170 tỷ, việc sử dụng khoản tiền 1800 tỷ… nhưng thời gian dự kiến cho thảo của ban lãnh đạo với cổ đông cũng chỉ diễn ra trong vòng 30 phút.

Trong khi đó, thời gian dành cho các báo cáo tổng kết của HĐQT và BGĐ, BKS; các tờ trình về phân phối lợi nhuận, hoạt động kinh doanh, sửa đổi điều lệ… thường chiếm phần lớn trong các đại hội. Hạn chế thời gian thảo luận và trao đổi giửa cổ đông và ban lãnh đạo thông thường cũng là cách để doanh nghiệp tránh gặp phải các câu hỏi ‘hóc búa’ của cổ đông.

Chúng tôi cho rằng để phát huy hết vai trò của các kỳ ĐHCĐ, các phần trình bày báo cáo tổng kết của ban lãnh đạo công ty nên được thay thế bằng các phần thảo luận 2 chiều giữa ban lãnh đạo và cổ đông. Các tài liệu nên được trình bày theo slide và ban lãnh đạo nên sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của cổ đông về nội dung thảo luận.

Vấn đề nghị sư năm nay là gì?

Lợi nhuận kế hoạch 2011

Số liệu đáng chú ý từ kết quả các ĐHCĐ năm 2010 của StoxPlus là hầu hết các doanh nghiệp đều khá thận trọng trong việc đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2011. Tổng số lợi nhuận kế hoạch đặt ra năm 2011 của 122 doanh nghiệp đầu tiên công bố chỉ đạt khoảng 19.000 tỷ, chỉ tăng khoảng 7% so với con số thực tế mà các doanh nghiệp này đạt được trong năm 2010 trong khi kế hoạch tăng vốn thì vẫn còn rất nhiều. Do đó xét toàn cảnh thị trường thì EPS của các doanh nghiệp năm nay chắc chắn là sẽ giảm thay vì tăng trưởng.

Nhiều doanh nghiệp năm trong top vốn hóa lớn của thị trường đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận thấp hơn con số của năm 2010 như Vincom (VIC) giảm 139 tỷ đồng, Đạm Phú Mỹ (DPM) giảm 276 tỷ đồng, Vinamilk (VNM)giảm 29 tỷ đồng, Thép Việt Ý (VIS) giảm 38 tỷ đồng. Ngược lại một số doanh nghiệp như Hòa Phát, Sacombank, Ree Corp, Vinpearland, PVFCo vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2011.

Cho dù lợi nhuận mục tiêu cao hay thấp hơn hiện tại thì nhà đầu tư cũng cần được ban lãnh đạo giải đáp về cơ sở của các con số này, đặc biệt là những mục tiêu ‘lùi’ như Vincom hay Đạm Phú Mỹ. Những câu hỏi về phần này được chúng tôi trình bày trong phần Chiến lược và hoạt động kinh doanh của Danh sách 100 câu hỏi thường gặp tại ĐHCĐ trong tài liệu đính kèm.

Lãi suất vay ngân hàng ở mức cao và áp lực chi phí lãi vay

Việc lãi suất cho vay ngân hàng đang ở mức cao 17 – 18%/năm và thậm trí trên 20%/năm đối với một số ngân hàng đang ăn mòn lợi nhuận của các cổ đông và chắc chắn sẽ không dừng lại trong ngắn hạn.

Chúng tôi xem xét báo cáo tài chính năm 2010 của 647 doanh nghiệp niêm yết, không bao gồm các ngân hàng và nhận thấy, tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn khoảng 122.000 tỷ đồng tại ngày 31/12/2010, chiếm 15% giá trị tổng tài của các doanh nghiệp này. Các doanh  nghiệp niêm yết đã phải trả gần 13.700 tỷ chi phí lãi vay, chiếm đến gần 25% tổng lợi nhuận tạo ra trong kỳ.

Rõ ràng là các cổ đông có lý do để chất vấn ban lãnh đạo doanh nghiệp về các biện pháp hạn chế tác động xấu của bối cảnh lãi suất tăng cao như hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có dòng tiền âm, sẽ phải đối mặt với áp lực cao từ khác khoản vay đến hạn và các doanh nghiệp trong ngành có tỷ lệ đòn bảy tài chính cao như bất động sản, xây dựng và các ngành đầu tư vốn cố định nhiều như xi măng, thủy điện, nhiệt điện, v.v.. Các câu hỏi về phần này được trình bày trong phần Chiến lược và hoạt động kinh doanh của Danh sách 100 câu hỏi thường gặp tại ĐHCĐ trong tài liệu đính kèm.

Ý kiến kiểm toán

Theo số liệu báo cáo tài chính kiểm toán được công bố đến ngày 13/4 có đến 70/442 ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Trong đó có cả những ý kiến trái ngược hoặc thậm chí điều chỉnh giảm lợi nhuận từ lãi sang lỗ như Hàng Hải Đông Đô (DDM).  

Về cơ bản chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán hoặc nhưng ý kiến ngoại trừ là bình thường và phổ biến trong mỗi mùa công bố báo cáo tài chính kiểm toán. Tuy nhiên con số chênh lêch của nhiều doanh nhiệp là quá lớn (Xem bài “Chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán” của Ban Phân tích StoxPlus.

Vì vậy, chắc chắn rằng, nhà đầu tư , đặc biệt nhà đầu tư giá trị hay dài hạn sẽ cần được giải thích rõ ràng về sự chênh lệch này cũng như những ý kiến ngoại trừ  của kiểm toán độc lập của công ty. Những câu hỏi về vấn đề này và báo cáo tài chính nói chung được trình bày trong phần Những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính của Danh sách  100 câu hỏi thường gặp tại ĐHCĐ trong tài liệu đính kèm.

NQ_Theocophieu68.com

 

Các tin khác:

Gửi tiết kiệm tiền đồng hấp dẫn nhất? ()

Da giày bị kiện chống bán phá giá: Thiệt hại 100 triệu USD/năm ()

BĐS phía nam- cơ hội cho người mua và nhà Đầu tư ()

Cổ phiếu xi măng: Ăn cổ tức cũng đủ ()

Tin vắn chứng khoán ngày 16/3 ()

Doanh nghiệp đầu tiên của HUD lên sàn chứng khoán ()

Trong “cơn bão giá” cổ phiếu ngành nào sẽ được hưởng lợi? ()

Nội địa hóa dây chuyền sản xuất xi măng lò quay: Sẽ nhân rộng tại nhiều dự án lớn ()

Bất động sản phía Tây Nam “ấm” dần lên ()

Thị trường Bất động sản Đồng Nai: Đi trước đón đầu quy hoạch ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?