Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chứng khoán ngành

Nâng cao tính minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng

15/04/2011 3:11:55 PM

Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam đã hình thành từ khá lâu, tuy nhiên quá trình khai thác đang bộc lộ nhiều bất cập, thiếu tính bền vững. Đồng thời, khai thác khoáng sản cũng để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khó khắc phục về môi trường...

Nhiều bất cập

Báo cáo “Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng – (ETTI) và khả năng tham gia của Việt Nam” công bố ngày 14/4, được đồng thực hiện bởi Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Tư vấn phát triển (CODE), nhằm tìm hiểu thực trạng ngành công nghiệp khai thác và khả năng tham gia thực thi sáng kiến EITI trong bối cảnh Việt Nam đang gặp nhiều bất cập.

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trên 5.000 mỏ và quặng hiếm của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó, một số khoáng sản được dự báo có trữ lượng lớn như: boxit, titan, đá nguyên liệu xi măng, đất hiếm và đá vôi… Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam đã hình thành từ rất lâu, đặc biệt là khai thác than được thực hiện trên 100 năm nay. Ngành dầu khí và khai thác khoáng sản thời gian qua đã phát triển rất nhanh, có đóng góp quan trọng đối với nguồn thu ngân sách và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, đóng góp của ngành khai khoáng chiếm khoảng 10-11% GDP cả nước. Doanh thu từ xuất khẩu khoáng sản trong năm 2009 đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó từ dầu thô đạt 6,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu ngân sách nhà nước (khoảng 25%). Ngành khai khoáng cũng tạo được việc làm ổn định cho người lao động, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác của đất nước.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn tới ngành công nghiệp khai thác khoáng sản sẽ gặp nhiều khó khăn do trữ lượng dầu và than đang ngày càng cạn kiệt. Mặc dù Việt Nam đang có một trữ lượng lớn, tầm cỡ như boxit, titan, đá vôi… nhưng chưa thể đưa ra khai thác quy mô lớn do thế giới cũng rất nhiều khoáng sản này và nhu cầu hiện tại không cao. Những khoáng sản kim loại quý hiếm thế giới cần nhưng Việt Nam lại ít có như: vàng, bạc, chì, kẽm… hoặc không có như: kim cương.

Điều đáng nói là trong quá trình khai thác khoáng sản đã bộc lộ nhiều bất cập, kém bền vững. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phổ biến ở một số địa phương, gây thất thoát khoáng sản và nguồn thu ngân sách.  Khai thác khoáng sản theo kiểu “dễ làm – khó bỏ”, việc chưa sử dụng tổng hợp các loại khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến vẫn diễn ra phổ biến, gây tổn thất lớn về khoáng sản; nguồn lợi tài nguyên khoáng sản đôi khi rơi vào một số nhóm lợi ích thay vì cho cả cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra ở đây là do cơ chế quản lý chưa chặt chẽ và thiếu tính đồng bộ.

Tập trung nâng cao tính minh bạch

Một trong những sáng kiến mà EITI đưa ra là: “Phải đảm bảo được sự điều tiết hài hòa giữa ba chủ thể Nhà nước – Doanh nghiệp – Người dân, thì việc củng cố thể chế chính sách nói chung và minh bạch hóa các thông tin về nguồn thu – chi và các hoạt động khác của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là cần thiết”.

EITI cũng chỉ ra rằng, ngoài những nỗ lực gần đây như sửa đổi, bổ sung Luật Dầu khí và Luật Khoáng sản, Việt Nam cũng nên cân nhắc nghiên cứu và tham gia vào các hành động chung toàn cầu, trong đó có việc tham gia thi sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng.

Hiện Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ về khai thác khoáng sản, dầu khí bao gồm các quy định về thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và quản lý thu - chi ngân sách.

Một trong những khâu quan trọng nhằm nâng cao tính minh bạch là cần phải có một cơ chế quản lý, giám sát hoạt động khai thác hợp lý, có hiệu quả…

Nguồn thu trực tiếp về khoáng sản chủ yếu là từ thuế tài nguyên khoáng sản. Doanh nghiệp tự kê khai sản lượng khoáng sản thực tế khai thác hàng năm làm cơ sở để tính thuế tài nguyên khoáng sản, ngoại trừ dầu khí có luật riêng. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà thuế từ các doanh nghiệp báo cáo về chưa đúng với sản lượng khai thác. Các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây thất thoát thuế tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, cần phải có hiệu quả minh bạch thông tin số lượng khai thác khoáng sản thực tế của doanh nghiệp.

Luật khoáng sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XII thông qua ký họp thứ 8, ngày 17/11/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 quy định: “Ngoài thuế tài nguyên khoáng sản và các khoản thu của tổ chức, cá nhân được giao quyền khai thác khoáng sản, một khoản tiền gọi là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đây không phải là một sắc thuế mà là một khoản thu của nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về khoáng sản – một loại tài sản đặc biệt mà sau khi giao tài sản cho tổ chức, cá nhân quản lý, được khai thác thì không còn ở trạng thài ban đầu mà được chuyển hóa cả về mặt vật chất cũng như hình thức sở hữu”.

Như vậy, quy định cơ chế quản lý, giám sát chất lượng (trữ lượng) khai thác khoáng sản hàng năm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản một cách hiệu quả về thu thuế tài nguyên khoáng sản là góp phần nâng cao tính minh bạch trong công nghiệp khai thác khoáng sản, góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước.

NN_Theo Nguyên Hương, Tamnhin.net

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?