Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tạo - Mở rộng

Thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý nguồn vốn cho vay còn nhiều bất cập

03/04/2014 9:29:13 AM

Từ thủ tục rườm rà, qua nhiều tầng nấc và nhất là lãi suất vay chậm điều chỉnh, có một số khoản vay thoả thuận lãi suất cao 15,6%/năm đãn đến việc vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam tại Quảng Bình đang còn bất cập.


>> Quảng Bình: Giám sát việc sử dụng nguồn vốn cho vay tại 2 dự án xi măng Sông Gianh và Quảng Phúc

Trong tổng số dư nợ vay 3.367 tỷ đồng tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam tại Quảng Bình đến thời điểm 31-12-2013, dự án sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 77,4%; dự án đầu tư du lịch và thủy điện chiếm 6,9%; dự án nông nghiệp nông thôn chiếm 12,1%; các dự án giáo dục và các dự án khác chiếm 3,6%. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu chúng tôi được biết việc vay vốn từ Chi nhánh đang còn bất cập.


Ngân hàng Phát triển đầu tư một phần Dự án Xi măng Sông Gianh.

Tìm hiểu từ Dự án Xi măng Sông Gianh thuộc chủ đầu tư là Tổng công ty Miền Trung, được NHPT tài trợ nguồn vốn vay ưu đãi, hợp đồng ký kết tín dụng ban đầu của Dự án với NHPT 1.190 tỷ đồng, số tiền thực vay 1.003 tỷ đồng cho nguồn vốn xây dựng và chi phí khác. Đến ngày 31-12-2013, Nhà máy đã trả nợ cho NHPT được 820 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 481 tỷ đồng, lãi vay 339 tỷ đồng. Nhưng do lãi suất vay khá cao nên dù cố gắng đã trả 820 tỷ đồng, nhưng đến thời điểm 31-12-2013, nhà máy còn nợ NHPT số tiền khá lớn lên đến 544 tỷ đồng (gồm 522 tỷ đồng nợ gốc và 22 tỷ đồng lãi vay).

Theo ông Nguyễn Ngọc Thân, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xi măng Sông Gianh, mặc dù rất cố gắng nhưng hiện tại sản xuất và tiêu thụ xi măng đang khó khăn, nên rất khó thực hiện trả được nợ cho Chi nhánh như đã cam kết. Theo quy định của hợp đồng tín dụng này, thời gian vay vốn và trả nợ 15 năm bao gồm thời gian giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án 3,5 năm, thời gian trả nợ 11,5 năm. Thực tế thời gian xây dựng nhà máy kéo dài nên thời gian giải ngân kéo dài thành 5 năm, thời gian trả nợ bị rút ngắn lại 10 năm, đã gây áp lực trả nợ cho công ty, trong lúc dư nợ cho vay đến nay rất lớn (544 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng dư nợ ban đầu), không biết Công ty lấy gì để trả hết nợ theo cam kết, trong lúc sản xuất tiêu thụ xi măng hết sức khó khăn?

Ông Nguyễn Ngọc Thân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xi măng Sông Gianh cho biết, đơn vị đã nhiều lần kiến nghị xin được cơ cấu lại khoản nợ vay từ NHPT, trên cơ sở giãn thời gian trả nợ từ 15 năm lên 20 năm. Đồng thời, kiến nghị không áp dụng lãi suất quá hạn 130% cho dư nợ vay quá hạn như hiện nay, nhưng chưa có kết quả.

Cũng trong hoàn cảnh như Công ty TNHH MTV Xi măng Sông Gianh, Công ty THHH Vật liệu xây dựng Việt Nam, chủ đầu tư Dự án Xi măng Văn Hoá đã có cam kết với NHPT vay 2.117 tỷ đồng cho dự án, đến nay đã giải ngân được 1.840 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Nam Thắng, Tổng giám đốc Công ty THHH VLXDVN cho biết nhiều khoản vay thoả thuận với NHPT có lãi suất quá cao, lên đến 15,6%/năm, cao gần 2 lần so với mặt bằng chung cho vay hiện nay và suốt cả thời gian vay không được điều chỉnh lãi suất như các ngân hàng thương mại, là một gánh nặng chưa có cách gì để giải quyết. Ông  kiến nghị xin được giảm lãi suất các khoản vay thoả thuận tại NHPT xuống ngang bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đồng thời áp dụng cơ chế thả nổi có điều chỉnh lãi suất theo lãi suất thị trường.

Có thể nói rằng, việc đầu tư của Nhà nước thông qua nguồn vốn ưu đãi tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình phần nào giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng việc duy trì cơ chế chậm điều chỉnh lãi suất và nhất là có những khoản vay thoả thuận lãi vay rất cao như hiện nay đang thực sự trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.

SJ (TH/ Báo Quảng Bình)

 

Các tin khác:

Chính phủ không bảo lãnh vay vốn đầu tư dự án Xi măng Tân Thắng ()

Gói tín dụng cho bất động sản - xây dựng - vật liệu ()

Quy hoạch Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài năm 2050 ()

Xi măng Xuân Thành nâng công suất dây chuyền 2 lên 4,5 triệu tấn ()

Hòa Phát nâng công suất nhà máy tại Hải Dương ()

Nâng cấp Hải Dương lên đô thị loại I trước năm 2020 ()

Đầu tư hút cát, san nền tại tại Khu liên hợp Gang thép Formosa ()

Tây Ninh không đồng ý đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất vôi ()

Về việc thực hiện dự án xi măng và lập quy hoạch điều chỉnh TP Vinh ()

Xóa sổ 9 dự án xi măng "khủng" ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?