Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tạo - Mở rộng

Nghi Sơn rộng cửa đón đầu tư

19/04/2014 3:07:17 PM

Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, đến nay diện tích lấp đầy đã đạt hơn 65%. Trong đó, có nhiều dự án đi vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào KKTNS, thời gian qua, Ban Quản lý KKTNS đã tăng cường công tác cải cách hành chính và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm có vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính với các tổ chức, nhà đầu tư, công dân, doanh nghiệp tại KKTNS do bộ phận một cửa thực hiện.

Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Ban Quản lý KKTNS đều được giải quyết đúng trình tự, giảm thời gian thực hiện xuống còn 50 đến 70% theo quy định. Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đến KKTNS được ban cử cán bộ đồng hành, hỗ trợ giải quyết tất cả các thủ tục có liên quan, nhà đầu tư không phải đến bất kỳ cơ quan quản lý Nhà nước nào khác để thực hiện.


Cảng nước sâu Nghi Sơn thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đi đôi với cải cách hành chính, Ban Quản lý KKTNS đã biên soạn tài liệu, lập các dự án kêu gọi đầu tư; giới thiệu, vận động thu hút đầu tư thông qua website. Đồng thời, cử cán bộ tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư tại một số nước do các bộ, ngành Trung ương và tỉnh tổ chức. Đến hết tháng 3/ 2014, tại KKTNS đã có 93 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 348.624 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án FDI với số vốn đăng ký đầu tư 254.100 tỷ đồng (tương đương 12,1 tỷ USD). Đến nay, đã có 34 dự án đi vào sản xuất, kinh doanh; 47 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng, 12 dự án chưa triển khai. Giai đoạn 2011 – 2013, sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp đạt 20.187 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1.286 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 295,3 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 15.000 lao động.

Để tiếp tục tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào KKTNS, đi đôi với việc điều chỉnh mở rộng, quy hoạch KKTNS lên khoảng 64.000 ha (bao gồm tất cả các xã của huyện Tĩnh Gia, một số xã lân cận của 2 huyện Nông Cống và Như Thanh), Ban Quản lý KKTNS tiếp tục rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; hiện đại hóa công tác giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng chính sách, vai trò, vị trí của KKTNS.

Đa dạng hóa các hình thức kêu gọi, thu hút đầu tư; nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp. Cụ thể hóa kế hoạch và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư; trong đó chú trọng đến các dự án hạ tầng khu công nghiệp, công nghiệp sau hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng. Ban triển khai cơ chế khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, rà soát điều chỉnh, bổ sung một số chính sách, như: ưu đãi tuyển dụng, sử dụng lao động tại chỗ, khuyến khích lao động có chuyên môn, tay nghề cao vào làm việc tại KKTNS. Phấn đấu từ nay đến hết năm 2017, kêu gọi đầu tư mới đạt hơn 5 tỷ USD; trong đó, 3 tỷ USD vốn FDI, 2 tỷ USD vốn đầu tư trong nước. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 2017 đạt 120.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ các sản phẩm hóa dầu, hóa chất; cơ khí và luyện kim, cơ khí chế tạo; xi-măng và vật liệu xây dựng; da giầy và may mặc... Năm 2017, thu ngân sách trên địa bàn KKTNS đạt 6.200 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Thanh Hóa)

 

Các tin khác:

Cho các dự án xi măng vay vốn ưu đãi tận dụng nhiệt khí thải để phát điện ()

Các dự án BĐS phục hồi nhờ mô hình liên kết ()

Bất động sản hướng đầu tư mới cho các khu công nghiệp ()

Viglacera Hạ Long thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2014 ()

Các cổ đông tìm cách thoái vốn khỏi Xi măng Hạ Long ()

Khu kinh tế Nghi Sơn quy hoạch đầu tư chưa hợp lí ()

Tiêu thụ khó doanh nghiệp VLXD không mặn mà vay vốn ngân hàng ()

Thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý nguồn vốn cho vay còn nhiều bất cập ()

Chính phủ không bảo lãnh vay vốn đầu tư dự án Xi măng Tân Thắng ()

Gói tín dụng cho bất động sản - xây dựng - vật liệu ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?