Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng

Vật liệu tiết kiệm năng lượng: Cần ban hành quy chuẩn

09/03/2012 7:43:32 PM

Một quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng (TKNL) bắt buộc đối với các đơn vị xây dựng sẽ là bài toán không chỉ có lợi cho các DN mà còn đóng góp vào việc xây dựng một cuộc sống xanh cho toàn xã hội - những nhà khoa học Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, kỳ vọng điều này sẽ trở thành thực tế trong tương lai gần.




Tiết kiệm tới 20% chi phí


Hiện nay, hầu hết các tòa nhà cao tầng tại Việt Nam ít được các đơn vị xây dựng quan tâm sử dụng VLXD TKNL, mà mới chỉ chú trọng đến tiết kiệm chi phí. Do đó, tỷ lệ các nhà cao tầng được sử dụng kính thông thường và các loại gạch, bê tông thông thường khá nhiều, dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng.

Thực tế, công nghệ sử dụng TKNL trong xây dựng đã phổ biến từ lâu trên thế giới, Đức là quốc gia đi đầu trong trào lưu này và đã được áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ XX. Việc sử dụng VLXD này đã giúp thời gian thi công được rút ngắn, chất lượng vẫn được đảm bảo và đặc biệt chi phí tiêu hao năng lượng giảm rõ rệt.

Tại Việt Nam, đã có một số DN sản xuất VLXD cách nhiệt như Cty Bê tông nhẹ Viteckon, gạch không nung DMC và Trung Hậu… Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những giải pháp cho ngôi nhà TKNL nhưng chưa đồng bộ. Điều cấp thiết cần những VLXD cách nhiệt như kính Low-e, gạch, bê tông và các vật liệu cho tòa nhà có khả năng TKNL.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc TCty VIGLACERA cho biết, thời tiết khí hậu ở Việt Nam làm tổn thất nhiệt qua kính khá nhiều, nên hiện nay Viglacera đang có các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất VLXD như: Nghiên cứu các loại vữa trát dùng máy phun để tối ưu hóa việc thi công cũng như công năng sử dụng của gạch bê tông khí chưng áp, nghiên cứu sản xuất kính Low-e TKNL dùng cho nhà cao tầng, vật liệu siêu nhẹ chống cháy... VIGLACERA còn đang nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến như phương án bảo toàn nhiệt năng, sử dụng cho các đường ống nước nóng, phương pháp xả ngang cho sứ vệ sinh nhằm làm giảm độ dày sàn vệ sinh, giảm tải trọng công trình... bước đầu sẽ áp dụng cho tòa nhà số 1 Đại lộ Thăng Long. Tiến tới, VIGLACERA sẽ sử dụng xây nhà xã hội, nhà cho công nhân từ 7 - 12 tầng. "Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào giải pháp TKNL cho các tòa nhà có khả năng tiết giảm được từ 10 - 20% chi phí xây dựng, 20 - 30% tiêu hao năng lượng", ông Tuấn kỳ vọng.

KTS Đỗ Khắc Thắng - Giám đốc Cty Kiến trúc Tây Hồ ATC cho biết: “Sự kết hợp sử dụng kính Low-e với các vật liệu tiết kiệm năng lượng khác trong khâu thiết kế là giải pháp mới giảm năng lượng trong tòa nhà. Với kính Low-e, chúng tôi có nhiều “đất diễn” để sáng tạo các giải pháp kiến trúc hợp lý cho hình thể và nội thất".

Ban hành quy chuẩn

Mặc dù Chính phủ đã có Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và các dự án về sử dụng năng lượng có hiệu quả trong các lĩnh vực. Nhưng thực tế lại chưa có chế tài, chưa có một quy chuẩn cụ thể cho việc sử dụng vật liệu TKNL. Trong khi đó, ở các quốc gia trên thế giới coi việc sử dụng vật liệu TKNL để xây dựng toà nhà xanh là một điều bắt buộc. Chính vì chưa có khung thể chế, cũng như quy chuẩn bắt buộc nên ở Việt Nam đã xảy ra tình trạng chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ vật liệu TKNL một cách bài bản, không khích lệ được tiêu dùng, đầu tư công nghệ chưa tương xứng dẫn đến năng suất thấp.



PGS.TS Cao Duy Tiến - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay hệ thống phòng thí nghiệm của Viện với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho phép tiến hành các công tác kiểm định chất lượng thi công và vật liệu, cấu kiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam và nước ngoài. Viện rất ủng hộ các sáng kiến, ý tưởng sử dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất các VLXD thân thiện với môi trường, TKNL.

Ông Tiến tiết lộ, mới đây Viện cũng đã ký hợp tác với VIGLACERA hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào trong xây dựng. Viện sẵn sàng giúp đỡ VIGLACERA trong việc đo đạc các tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại VLXD do VIGLACERA sản xuất, hợp tác nghiên cứu không chỉ về vấn đề TKNL của kính mà còn nghiên cứu về khả năng chịu lực, khả năng chống gió bão, bảo vệ an toàn cho môi trường sống và sinh hoạt. Đồng thời, Viện sẽ trình ý kiến lên Bộ Xây dựng nhằm ban hành các loại quy chuẩn bắt buộc về sử dụng kính TKNL trong các nhà cao tầng.

"Việc sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng là một vấn đề bức thiết mà giới kiến trúc đang rất quan tâm", KTS Đỗ Khắc Thắng - Giám đốc Cty Kiến trúc Tây Hồ ATC nói.

Theo baoxaydung

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?