Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Tận dụng nhiệt dư thừa để phát điện: Cần chính sách hỗ trợ

09/01/2014 4:53:14 PM

Tận dụng nguồn nhiệt dư thừa ở các nhà máy để phát điện là câu chuyện không mới nhưng làm thế nào để đưa các dự án này hoạt động được lại là câu chuyện chưa bao giờ cũ.



Tiết kiệm năng lượng, làm sạch môi trường


Khu liên hợp gang thép Hòa Phát của Tập đoàn Hòa Phát tại Kinh Môn, Hải Dương là một tổ hợp khép kín từ luyện than coke, sản xuất điện đến luyện thép và chế biến thép. Trong đó, khâu luyện than coke thải ra rất nhiều nhiệt năng. Công ty CP năng lượng Hòa Phát đã tận dụng nguồn nhiệt dư thừa trong quá trình luyện than coke để thu về mỗi tháng gần 8 tỉ đồng tiền bán điện cho công ty thành viên trong cùng tập đoàn.

 PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng):

để đạt mục tiêu của  ngành xi măng đến năm 2015 sẽ tự túc được 20% nhu cầu điện cho sản xuất, nhà nước cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích việc sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất xi măng, lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư…
Ông Đỗ Hồng Ánh - Phó giám đốc Công ty CP Năng lượng Hòa Phát - cho biết, để tận dụng nguồn nhiệt rất lớn thải ra trong quá trình luyện coke, ngay từ khi thiết kế, công ty đã đầu tư thêm 270 tỉ đồng để xây dựng nhà máy nhiệt điện, thu nguồn nhiệt dư theo đường ống riêng về nồi hơi, sau đó dẫn ra tuốc bin để chạy máy phát điện.

 Hệ thống dây chuyền luyện than coke của Công ty Năng lượng Hòa Phát gồm 160 buồng lò công suất 700.000 tấn/năm. Phần nhiệt dư trong quá trình sản xuất than coke được thu hồi phục vụ cho nhà máy phát điện bao gồm 2 tổ máy với công suất thiết kế 37MW. Khí thải sau khi được thu hồi nhiệt, qua hệ thống lọc bụi và khử lưu huỳnh mới xả ra ngoài không khí, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về khí thải. Hiện tại, nhà máy điện nhiệt dư đã đi vào hoạt động với tổng công suất phát điện 37MW, đáp ứng 100% điện tiêu thụ của Nhà máy sản xuất than coke và khoảng 40% nhu cầu điện sản xuất của toàn KLH.

 Không riêng các nhà máy luyện coke, các nhà máy xi măng cũng là điểm đến của việc ứng dụng công nghệ tận thu nhiệt để phát điện.

Tại hội thảo về “Công nghệ thu hồi nhiệt dư để phát điện” tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Lý Tân Huệ - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xi măng (vicem) - cho biết, hầu hết các đơn vị trong hệ thống của Vicem đang triển khai dự án tận dụng nhiệt thải để phát điện. Vicem cũng đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai nghiên cứu, lập dự án cải tạo nâng cấp dây chuyền thiết bị, nâng năng suất lò nung thêm khoảng 10%. Điển hình là các dự án “Trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải” tại các nhà máy xi măng: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai...

Vẫn khó khăn về vốn

Với rất nhiều lợi ích như: Hỗ trợ điện năng cho mạng lưới điện quốc gia, tự cung cấp năng lượng cho nhà máy, giảm lượng khí thải ra môi trường, Vicem đang yêu cầu  từ năm 2015, các nhà máy xi-măng công suất 1 triệu tấn/năm trở lên đều bắt buộc áp dụng công nghệ thu hồi nhiệt lượng dư thừa trong sản xuất xi măng.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là việc triển khai các dự án tận dụng nhiệt dư để phát điện có tổng mức đầu tư cao trong khi lãi vay ngân hàng vẫn ở mức 2 con số. Hiện Công ty xi măng Hoàng Thạch đã tổ chức đấu thầu nhưng giá bỏ thầu lên đến trên 3 triệu USD/MW, đắt hơn điện gió. Theo ông Đỗ Hồng Ánh, Phó giám đốc Công ty CP năng lượng Hòa Phát, một nhà máy điện đi kèm để tận thu nhiệt cũng có vốn đầu tư tối thiểu gần 300 tỉ đồng, nhà máy xi măng, than, thép cũng cần cả ngàn tỉ. Nếu nhà nước có chính sách cho vay vốn ưu đãi, chắc chắn mô hình nhà máy điện đi kèm nhà máy thép, xi măng sẽ được ứng dụng rộng rãi.

Theo Báo Công thương (QT)

 

Các tin khác:

8 mục tiêu tổng thể ứng phó biến đổi khí hậu ()

Kết nối các đô thị trong hệ thống phát triển tương hỗ và bền vững ()

Phê duyệt Đề án: Phát triển các đô thị VN ứng phó với biến đổi khí hậu ()

Đô thị Việt Nam chưa được công nhận xanh ()

Kiến trúc xanh: xu hướng toàn cầu ()

Hà Nội hướng tới phát triển bền vững ()

Hướng mới cho năng lượng tái tạo Việt Nam ()

Đà Nẵng: đích đến của đô thị phát triển bền vững ()

Năng lượng 'xanh' đang dần thay thế nguyên liệu truyền thống ()

Amsterdam thành phố phát triển bền vững ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?