Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam

26/02/2019 1:53:37 PM

Từ năm 2014 - 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Xây dựng đã thực hiện Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”, với mục tiêu hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, đồng thời cắt giảm tỷ lệ tăng hàng năm mức phát thải khí nhà kính…

Tăng thị phần gạch không nung​ lên 28%

Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và các nguồn đồng tài trợ khác với tổng kinh phí thực hiện: 38.880.000 USD. Dự án gồm 4 hợp phần chính như: Hỗ trợ xây dựng chính sách đối với việc phát triển công nghệ gạch không nung; xây dựng năng lực kỹ thuật về việc ứng dụng và vận hành công nghệ gạch không nung và sử dụng các sản phẩm gạch không nung; hỗ trợ cung cấp tài chính bền vững cho việc ứng dụng công nghệ gạch không nung; ứng dụng, đầu tư và nhân rộng công nghệ gạch không nung.

Ông Đỗ Giao Tiến - Quản đốc Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam cho biết, đến nay, dự án đã đạt được những kết quả quan trọng. Thông qua việc triển khai dự án, khuôn khổ chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn phát triển vật liệu xây không nung đã được nghiên cứu, hoàn thiện. Một số chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được ban hành, góp phần từng bước loại bỏ các rào cản, cản trở để đưa gạch không nung được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng.

Cũng trong khuôn khổ dự án, đã xây dựng 5 bộ tài liệu đào tạo; tổ chức 23 khóa đào tạo cho 1.680 học viên đến từ 63 tỉnh, thành phố về các chính sách và các tiêu chuẩn và quy chuẩn gạch không nung; thiết kế và xây dựng các công trình sử dụng gạch không nung; công nghệ sản xuất bê tông khí chưng áp; công nghệ sản xuất gạch bê tông cốt liệu…

Đặc biệt, kết nối có hiệu quả nhà đầu tư sản xuất với các nhà chế tạo và cung cấp thiết bị uy tín trong nước và ngoài nước, đồng thời huy động sự phối hợp tham gia tích cực của các tổ chức tài chính, tín dụng. Theo đó, đã có 9 dự án được vay ưu đãi với số vốn 121 tỷ đồng; 9 dự án được vay trung - dài hạn với số vốn 66,5 tỷ đồng và 18 dự án vay ngắn hạn với số vốn 380 tỷ đồng.

Tổng cộng đã có 36 doanh nghiệp vay vốn ưu đãi và thương mại để đầu tư và sản xuất gạch không nung với tổng nguồn vốn vay là 567,5 tỷ đồng, ông Đỗ Giao Tiến chia sẻ, đồng thời cho hay, các nhà cung cấp thiết bị chính trong nước như Công ty Thanh Phúc, Công ty Đức Thành, Công ty DMC trong hai năm 2016 và 2017 đã cung cấp ra thị trường trên 125 dây chuyền, thiết bị các loại.

Đến nay, dự án đã hoàn thành 22 dự án trình diễn và nhân rộng với tổng công suất 1 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn, góp phần trực tiếp và gián tiếp vào tăng thị phần gạch không nung lên 28%; tiết kiệm năng lượng 332.690 TOE; giảm phát thải khí nhà kính là: 1.816.590 tấn CO2.


Năm 2020, nhu cầu vật liệu xây được dự báo khoảng 42 tỷ viên quy tiêu chuẩn.

Đẩy mạnh sử dụng gạch không nung

Ông Đỗ Giao Tiến cho hay, trong năm 2019, dự án tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung. Trong đó, cần thiết phải đánh giá tác động của Luật Quy hoạch tới các cơ chế, chính sách đã ban hành về vật liệu xây không nung.

Đồng thời, xây dựng tài liệu hướng dẫn và trình diễn kỹ thuật xây dựng tòa nhà bằng sản phẩm gạch bê tông. Trình diễn các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả năng lượng công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp tại Nhà máy Viglacera. Hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp thực hiện dự án nhân rộng sản xuất gạch không nung. Triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các đối tượng, nhằm nâng cao tính bền vững của dự án.

Đánh giá về dự án này, bà Akiko Fujii - Phó Giám đốc quốc gia của UNDP nhấn mạnh, những thành quả dự án đạt được trong thời gian qua đã góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, phát triển bền vững… Thời gian tới, dự án cần xây dựng, thúc đẩy được lòng tin của người tiêu dùng đối với gạch không nung; tăng thị phần gạch không nung trong tổng sản lượng gạch xây; tạo điều kiện có nhiều hơn các DN nhỏ và vừa tiếp cận được hỗ trợ tài chính từ dự án…

Làm rõ lợi ích của việc sử dụng gạch không nung, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hiệp - Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng - phân tích, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung quy tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp (độ sâu khai thác là 2m) và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 - gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2020, nhu cầu vật liệu xây được dự báo khoảng 42 tỷ viên quy tiêu chuẩn. Nếu đáp ứng nhu cầu này hoàn toàn bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57- 60 triệu m3 đất sét, tương đương 2.800 - 3.000 ha đất nông nghiệp; tiêu tốn 5,3 - 5,6 triệu tấn than, đồng thời thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO2.

“Như vậy, để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây tăng khoảng 10% - 12%/năm nếu chỉ sử dụng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn hàng nghìn ha đất nông nghiệp, hàng triệu tấn than mỗi năm” - Tiến sĩ Nguyễn Quang Hiệp nhấn mạnh và cho rằng, cần phải tăng tỷ lệ gạch không nung so với đất sét nung. Đây là xu hướng tất yếu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

ximang.vn (TH/ Công thương)

 

Các tin khác:

Phát triển tiềm năng gạch không nung tại Việt Nam ()

Kon Tum: Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung ()

Quảng Bình: Chú trọng quản lý chất lượng gạch không nung trong các công trình xây dựng ()

Hướng đi mới cho vật liệu xây không nung tiếp cận thị trường ()

Dùng gạch không nung Việt Nam giảm gần 2 triệu tấn CO2 ()

Doanh nghiệp khó tiếp cận ưu đãi về đầu tư sản xuất gạch không nung ()

Nguyên nhân doanh nghiệp chưa tích cực chuyển đổi sản xuất gạch không nung ()

Gỡ rào cản cho vật liệu xây dựng không nung ()

Hà Nam: Gạch không nung - Cung vượt cầu ()

Bình Định: Gạch không nung bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?