Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng là xu hướng mới

06/06/2018 2:03:49 PM

Theo như báo cáo của Bộ Xây dựng tại Hội nghị Vật liệu xây dựng toàn quốc năm 2017, sau 6 năm thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 567), đến nay, vật liệu xây không nung đã được người dân hưởng ứng nhiệt tình.


Sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng đang là một xu hướng mới.

Đến năm 2020 phải xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao đảm bảo đáp ứng lượng tồn trữ tại bãi chứa của từng nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón nhỏ hơn tổng lượng phát thải của 2 năm sản xuất.

Đó là mục tiêu chung của Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hoá chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sau một thời gian gặp khó khăn trong công tác tuyên truyền và định hướng, nhiều chương trình, đề án được thực hiện đã thúc đẩy việc các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân loại bỏ dùng các vật liệu xây dựng nung trong các công trình xây dựng.

Hầu hết các địa phương trên cả nước đã hoàn toàn xóa bỏ các lò gạch thủ công cũng như khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng không nung. Đặc biệt, tại một số địa phương đã xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công như Bắc Ninh, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh.

Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân cũng đã tích cực chủ động hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, chủ động tìm hiểu công nghệ, đầu tư sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm đạt chất lượng, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm.

Nhận thấy rõ sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của vật liệu không nung đó là việc sản xuất sản phẩm này không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất thải độc hại; năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất gạch không nung chiếm một phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu nung truyền thống khác, xã Đan Phượng (Hà Nội) một xã ven đô đang trên đà phát triển đô thị với nhiều các công trình tư nhân mọc lên san sát, nhiều người dân ở huyện đã dùng các vật liệu xanh cho công trình xây dựng.

Ông Nguyễn Thanh Phúc (Đan Phượng) chia sẻ, tôi được nghe và tư vấn tuyên truyền về việc loại bỏ các vật liệu xây dựng có hại cho môi trường trong các công trình xây dựng. Mới đầu thì cũng hơi e dè vì từ xưa đến nay người dân chúng tôi đã quen với việc dùng các vật liệu cũ như gạch nung, xi măng cốt thép cho bền. Nhưng nay được các nhà cung cấp tư vấn và cam kết dùng gạch không nung cũng rất bền đẹp và không có hại cho môi trường nên tôi đã tin tưởng dùng.

Ông Lê Văn Tới, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho báo chí biết, do lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng không nung trong nước ngày càng tăng, nên nhiều nhà đầu tư đã và đang mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này nhằm chiếm lĩnh thị trường, đón đầu xu thế phát triển. Đơn cử, Cty Gạch khối Tân Kỷ Nguyên đã đầu tư thêm dây chuyền 2 sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất 150.000m3/năm.

Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng cho biết, phát triển vật liệu không nung trong ngành Xây dựng phục vụ định hướng phát triển một nền sản xuất ngày càng thân thiện với môi trường.

Định hướng trong tương lai, vật liệu xây dựng không nung sẽ thay thế gạch đất sét nung, giúp tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả chung cho xã hội, việc nâng chuẩn sử dụng được coi là yêu cầu cần thiết.

Với nhiều ưu điểm như vậy, vật liệu xây dựng không nung sẽ dần thay thế vật liệu nung trong các công trình xây dựng và đặc biệt được người dân hưởng ứng nhiệt tình, đây là một tín hiệu đáng mừng cho công cuộc hướng tới việc sử dụng vật liệu xanh trong tương lai.
 
Quỳnh Trang (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Đắk Lắk: Gạch không nung không gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ ()

Thực trạng sản xuất và nhu cầu thị trường vật liệu xây không nung ()

Vật liệu xây dựng không nung: Sau gần 10 năm chưa đạt như kỳ vọng ()

Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng gạch không nung cho các công trình xây dựng nhà cao tầng ()

QLCL khối xây sử dụng gạch xi măng – cốt liệu không nung trong các công trình xây dựng ()

Sản xuất gạch không nung giải phóng tro xỉ nhà máy nhiệt điện ()

Bình Thuận: Nhu cầu tiêu thụ gạch không nung có sử dụng tro bay tăng cao ()

Tìm đầu ra cho vật liệu xây không nung ()

Hà Tĩnh thực hiện lộ trình phát triển VLXKN, tiến tới xóa bỏ lò gạch thủ công ()

Kon Tum: Tìm hướng đi cho gạch không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?