Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Quảng Nam: Sản xuất vật liệu xây không nung khó đạt như kỳ vọng

20/07/2017 11:08:49 AM

Từ năm 2015, Quảng Nam ban hành cơ chế hỗ trợ sản xuất vật liệu xây không nung, dần thay thế gạch đất sét nung. Sau 2 năm triển khai, dù đã có chuyển biến, người tiêu dùng vẫn mang tâm lý e dè với nguồn vật liệu mới này.

Khuyến khích phát triển

Không khí sản xuất gạch không nung tại Công ty CP Công nghệ xanh (cụm công nghiệp Phú Mỹ, xã Tam Phước, Phú Ninh) những ngày này khá sôi động. Ông Nguyễn Quốc Nguyên, Giám đốc Công ty cho biết, từ khi được đầu tư cho đến chính thức đi vào hoạt động hồi tháng 3/2017, Công ty nhận được rất nhiều ưu đãi. Cụ thể, doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất (tổng diện tích 4.049m2) trong 7 năm đầu; miễn thuế trong 2 năm đầu, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu.

Theo công suất thiết kế, Công ty sản xuất khoảng 12 triệu viên gạch/năm. “Sản xuất gạch không nung không khó, nguyên liệu gồm bột đá được chúng tôi mua về từ mỏ đá Suối Mơ (xã Tam Hiệp, Núi Thành) trộn với xi măng, qua dây chuyền sản xuất cho ra gạch không nung. Hiện tại, chúng tôi sản xuất được khoảng 30.000 viên gạch mỗi ngày”, ông Nguyên nói. Theo ông Nguyên, hiện tại gạch không nung của Công ty mới chỉ cung ứng cho các công trình có vốn Nhà nước còn tư nhân thì chưa.
 

Sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn Quảng Nam.

Tính thời điểm tháng 7/2015, khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn Quảng Nam, từ chỗ chưa có cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung nào đến nay toàn tỉnh đã có 11 nhà máy ở các huyện Đại Lộc, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành, thị xã Điện Bàn, tổng công suất hơn 200 triệu viên/năm.

Có thể nhận thấy, các ưu đãi đầu tư như miễn giảm thuế, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%, ưu đãi đối với dự án có công suất sản xuất từ 7 triệu viên trở lên và nhiều giải pháp khác đã kích thích quá trình sản xuất vật liệu xây không nung. Tại xã Tam Phước, Công ty Nam Thắng đang mở một chi nhánh sản xuất gạch không nung có tên Đại Việt Thắng.

Ông Nguyễn Đức Lộc, Phụ trách sản xuất gạch không nung của Công ty này cho biết, mỗi ngày có thể sản xuất được vài nghìn viên gạch không nung. “Tính giá thành sản xuất và giá gạch không nung được bán trên thị trường sẽ thấy lợi nhuận doanh nghiệp thu được khi sản xuất, kinh doanh vật liệu không nung là rất lớn, hơn 500 đồng/viên. Chúng tôi vừa sản xuất vừa thử nghiệm, hoàn thiện công nghệ và sẽ mở rộng quy mô trong thời gian đến. Vấn đề quan trọng là đầu ra chứ nguyên liệu rất dồi dào, nhân công cũng là lợi thế” - ông Lộc nói.

Người dân còn e dè

Anh Nguyễn Tuấn Thành (khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ) muốn sử dụng gạch không nung để xây nhà ở. Nghe giới thiệu, anh liên hệ đến một cơ sở sản xuất gạch không nung trên địa bàn huyện Thăng Bình để mua. Khi sử dụng gạch không nung để xây tường, anh phát hiện vật liệu này rất dễ vỡ. “Tôi mua lô hàng đầu tiên về xây nhà rất ổn, tuy nhiên đến lô thứ 2, đặc biệt là thứ 3 thì thấy bất trắc. Gạch rất dễ vỡ có thể do liên kết không đảm bảo. Phải trao đổi lại nhiều lần, doanh nghiệp mới chịu thu lại số gạch đã bán. Rõ ràng là có khoảng cách rất lớn về tính ưu việt trên lý thuyết của vật liệu mới này với thực tế sản xuất của nó”, anh Thành nói.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Nguyên cũng đã thẳng thắn cho rằng, gạch không nung có nhược điểm là khi xây tường hay bị nứt. Do đó, để nâng cao chất lượng nhằm mở rộng thị trường, ông Nguyên đã thay đổi phương pháp chế tạo gạch không nung bằng cách bỏ hẳn nguyên liệu cát, chỉ sử dụng bột đá và xi măng. Cũng theo ông Nguyên, việc liên kết giữa các yếu tố cấu thành gạch thường yếu do không được nung vì thế tôi cải tiến bằng cách chỉ sử dụng bột đá và xi măng. Điều cần kíp là ngành xây dựng của tỉnh và các cơ quan liên quan cần nghiên cứu, thử nghiệm cách gì đó để tăng độ liên kết của gạch không nung, tránh trường hợp dễ bị nứt khi xây tường.

Ông Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng phòng Quản lý hạ tầng Sở Xây dựng cho biết, qua theo dõi, kiểm tra, các cơ sở sản xuất gạch không nung trên địa bàn đều có chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn nên chưa thể đặt vấn đề về chất lượng sản phẩm kém. “Đến nay, sau 2 năm triển khai kế hoạch của UBND tỉnh, nhu cầu sử dụng gạch không nung trên địa bàn tỉnh vẫn còn ít. Phần lớn chỉ có các công trình xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước sử dụng loại vật liệu mới này, chứ người dân vẫn còn nghi ngại do tâm lý quen sử dụng gạch đất sét nung truyền thống.

Theo kế hoạch, cuối năm 2017 Sở Xây dựng sẽ mời đại diện các cơ sở sản xuất vật liệu không nung, các chuyên gia về xây dựng, nhà thầu, ban ngành của tỉnh dự hội nghị đánh giá triển khai kế hoạch tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn Quảng Nam. Từ đó, chúng tôi sẽ tham mưu UBND tỉnh có cơ chế, giải pháp mới áp dụng để triển khai kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn được tốt hơn” - ông Vũ nói.
 
Quỳnh Trang (TH/ Báo Quảng Nam)

 

Các tin khác:

TP.HCM khuyến khích phát triển vật liệu xanh ()

Đồng Tháp: Sử dụng vật liệu gạch không nung trong các công trình xây dựng ()

Bình Định: Phát triển nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung ()

Phát triển vật liệu xây không nung: Tạo dựng những công trình xanh ()

Tận dụng phế thải sản xuất gạch không nung thân thiện với môi trường ()

Tây Ninh: Kéo giãn lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung ()

TT Huế: Gạch bê tông cốt liệu đang dần có chỗ đứng ()

Công trình sử dụng vật liệu không nung vẫn ở mức khiêm tốn ()

Bình Phước: Đẩy nhanh lộ trình phát triển vật liệu xây không nung ()

Tận thu tro xỉ nhiệt điện than để sản xuất gạch không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?