Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Phát triển VLXD thân thiện môi trường là vấn đề đặt ra hàng đầu

15/10/2022 10:46:32 AM

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng trong những năm qua trung bình đạt khoảng 9%/năm và tỷ lệ đô thị hóa cuối năm 2021 đạt khoảng 40,5%, kéo theo những áp lực gia tăng nhu cầu năng lượng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế đòi hỏi việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, trong đó phát triển vật liệu xây dựng thân thiện môi trường là một trong những vấn đề đặt ra hàng đầu.


Mục tiêu của Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiết kiệm năng lượng, vật liệu có sức cạnh tranh cao, loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiều tài nguyên… Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn.

Vụ trưởng Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Phạm Văn Bắc cho biết, sản xuất vật liệu xây dựng ngày nay đang có xu hướng phát triển các vật liệu xanh, thân thiện môi trường. Ngày 18/8/2020, tại Quyết định 1266/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.

Chiến lược được xây dựng trên sáu quan điểm, trong đó quan điểm phát triển vật liệu xây dựng hiệu quả bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tiếp cận, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thế giới, quản lý vật liệu và sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng, nhiên liệu, hạn chế ảnh hưởng môi trường là điều quan trọng.

Bám sát mục tiêu, quan điểm của Chiến lược, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã và đang triển khai tích cực, song song đó là biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, như: Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quản lý vật liệu xây dựng được tăng cường.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học-công nghệ ở các lĩnh vực khác, như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ hóa học đã giúp cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tăng năng suất, giảm chi phí và cho ra đời nhiều vật liệu mới, có tính năng ngày càng cao; hành lang pháp lý, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đầy đủ, hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư...

Bên cạnh những thuận lợi, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng gặp phải nhiều thách thức. Đó là, tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, khan hiếm, chi phí cho nhiên liệu, năng lượng tăng cao; các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính là một thách thức không nhỏ...

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam Lê Văn Tới, giai đoạn từ 2010 đến nay, về lĩnh vực vật liệu xây dựng, Nhà nước có định hướng phát triển theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng đến sản xuất sạch và thân thiện môi trường. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định vật liệu xây dựng thân thiện là đối tượng được chú ý cả trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và sử dụng.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt định hướng trên là rất khó khăn, nhất là từ đầu năm 2020, cả nước bị ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, các ngành sản xuất bị đình trệ, trong đó có ngành xây dựng và lĩnh vực vật liệu xây dựng. Mặc dù vậy, một số loại vật liệu xây dựng thân thiện môi trường đã có bước phát triển tích cực.

Theo thống kê sơ bộ, qua hơn 10 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng trên 200 công trình. Con số này quá ít so với số lượng công trình được xây dựng, đưa vào hoạt động và so với tiềm năng cũng như yêu cầu về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Đồng hành cùng Chính phủ thực hiện cam kết tại COP26, các bộ, ngành, địa phương đã và đang rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, cũng như tích cực, chủ động tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, công nghệ, nâng cao năng lực triển khai Thỏa thuận Paris và các cam kết tại COP26...

Bộ trưởng Xây dựng cũng đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-BXD ngày 12/5/2022 phê duyệt “Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26”…

Đồng thời, để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển công trình xanh, trong những năm qua, Bộ đã đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế nhằm soát xét, ban hành QCVN 09:2013/BXD và phát triển công cụ đánh giá, chứng nhận công trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm theo chứng chỉ EDGE.

Trên thực tế, đối với một số chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng, định hướng sản xuất đã được xác định khá cụ thể. Đơn cử, trong sản xuất xi măng, các dây chuyền công suất lớn hơn 5.000 tấn/ngày, yêu cầu phải có hệ thống calciner, sử dụng thiết bị nghiền đứng con lăn thay cho nghiền bi, có hệ thống tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện. Sản xuất vật liệu gốm ốp lát: Các dây chuyền công suất lớn, linh hoạt trong thay đổi mẫu mã sản phẩm. Sản xuất sứ vệ sinh: Dây chuyền có khả năng thay đổi mẫu mã linh hoạt, sử dụng khuôn đúc rót thế hệ mới (bằng kim loại) quay vòng nhiều lần.

Sản xuất vật liệu xây không nung: Dây chuyền sản xuất tấm lớn (tấm tường bê tông rỗng, tấm tường bê tông khí chưng áp và các loại tấm nhẹ khác), sản xuất với năng suất cao, chất lượng ổn định phù hợp với công nghệ thi công nhanh tại công trình; công nghệ cho phép tận dụng tối đa tro, xỉ nhiệt điện và các chất thải rắn thông thường khác trong thành phần sản phẩm... Đồng thời, các sản phẩm vật liệu xây dựng đều phải được sản xuất với mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và mức phát thải ra môi trường thấp.

Theo Vụ trưởng Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Phạm Văn Bắc, để việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện như định hướng, Nhà nước nên có những biện pháp hành chính cần thiết để thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện. Những biện pháp này cần được quy định trong văn bản pháp luật, ít nhất là trong Nghị định.

ximang.vn (TH/ Nhân dân)

 

Các tin khác:

Hà Nam: Nhiều công trình xây dựng sử dụng gạch không nung ()

Lào Cai: Nguyên nhân gạch không nung ít được sử dụng ()

Đã có khung hành lang pháp lý để phát triển vật liệu xây dựng không nung ()

Ninh Bình: Sản xuất và tiêu thụ VLXKN có nhiều chuyển biến tích cực ()

Lộ trình thay thế gạch nung: Cần những chính sách hỗ trợ ()

Nghệ An: Cần chính sách tháo gỡ cho thị trường gạch không nung ()

Tây Ninh: Thị trường không mấy mặn mà với gạch không nung ()

Hà Tĩnh: Cần đánh giá khách quan về chất lượng gạch không nung ()

Những lợi ích khi sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng ()

Tây Ninh: Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung hoạt động cầm chừng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?