Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Nghệ An: Chưa đạt mục tiêu đề ra về phát triển gạch không nung

16/07/2021 3:42:15 PM

Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng không nung, theo đó gạch không nung, nhất là gạch không nung quy chuẩn được xác định là vật liệu xây dựng dần thay thế cho gạch nung từ đất sét. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, mục tiêu này vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn tại Nghệ An.

Với nguồn than xỉ và đá dăm khá dồi dào, nên tại các vùng gần các mỏ đá và nhà máy xi măng như Hoàng Mai, Yên Thành, Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương… các xưởng sản xuất gạch không nung mọc lên như nấm. Tại Nghệ An từ năm 2012, trên cơ sở định hướng của Chính phủ, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã có dự án đầu tư dự án sản xuất gạch không nung tại Hoàng Mai với công suất trên 100 triệu viên/năm.

Tương tự, Công ty Cổ phần Trung Đô là “ông lớn” trong sản xuất vật liệu xây dựng tại Nghệ An trong quá trình sắp xếp lại các nhà máy đã cân nhắc phương án đầu tư dây chuyền gạch không nung nhưng sau đó đã quyết định đầu tư chuyển đổi từ sản xuất gạch nung từ đất sét sang dùng đất đồi tại Hà Tĩnh và Nghi Văn (Nghi Lộc, Nghệ  An).

Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng ngày càng lớn và gạch không nung thông thường với lợi thế giá rẻ nên được thị trường nông thôn tiêu thụ nhiều. Hiện nay, giá của gạch không nung thông thường chỉ dao động từ 200 - 300 đồng/viên, bằng 18 - 20% giá gạch nung bằng đất sét; nếu là gạch không nung quy chuẩn thì giá khoảng 700 - 1.100 đồng/viên, giá chỉ gần bằng nửa so với gạch nung (phổ biến 1.800 - 2.000 đồng/viên). Trong khi đó, gạch không nung quy chuẩn, chất lượng hơn hẳn nhưng đang bị đánh đồng với loại gạch táp lô, nên rất khó cạnh tranh.

Doanh nghiệp sản xuất gạch không nung quy mô vừa tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Đại diện Công ty Gạch không nung Bình An, xóm 11, Nghi Yên, Nghi Lộc cho biết, cách đây 3 năm, Công ty đầu tư gần 7 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền công suất 10 triệu viên gạch không nung quy chuẩn/năm. Để thâm nhập vào thị trường, Công ty đã làm đủ các thủ tục kiểm định chất lượng nhưng sản phẩm vẫn khó bán, thường bị đánh đồng với gạch táp lô và khó cạnh tranh vào các công trình lớn.

Kỹ sư Nguyễn Bá Hoan, Giám đốc Công ty CP Trung Đô chia sẻ, sở dĩ gạch không nung, kể cả gạch quy chuẩn chưa chinh phục được thị trường là do có những nghi ngại về chất lượng khi thi công, bảo hành. Thi công bằng gạch nung hay gạch không nung đều có phương án riêng, kèm theo đó là các vật liệu phụ trợ khác như vữa trát, móc trang trí… khác nhau. Các công trình xây dựng hiện nay, dù dùng gạch nung hay không nung thì quy trình thi công, vữa trát đều như nhau; khi làm xong xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến công đoạn bảo hành, bảo dưỡng nên các nhà thầu xây dựng rất ngại. Hơn nữa, ở miền Trung do nhiệt độ nóng, lạnh chênh nhau quá lớn, thi công bằng gạch không nung có độ thấm nước cao nên xây xong thường xuất hiện các vết nứt, rạn rất khó cho bảo hành.

Theo thống kê của Hiệp hội Vật liệu Xây dựng Nghệ An, hiện toàn tỉnh có trên 500 cơ sở sản xuất gạch không nung, trong đó 10 cơ sở sản xuất gạch không nung quy chuẩn, công suất khoảng 50 triệu viên/năm và gần 500 cơ sở sản xuất gạch táp lô, công suất 100 triệu viên/năm. Trong khi số gạch nung quy chuẩn sản xuất ra bán chưa được 1/2 thì ngược lại các cơ sở sản xuất gạch táp lô thì con số tiêu thụ thực tế lại vượt xa con số trên.

Đại diện Phòng Kinh tế Vật liệu, Sở Xây dựng cho biết, đối chiếu với Quyết định 567/QĐ-TTg, sau 10 năm thực hiện không chỉ Nghệ An mà các tỉnh khác, tỷ lệ sử dụng gạch không nung vào xây dựng mới chỉ chiếm khoảng 25% sản lượng gạch xây, tỷ lệ sử dụng gạch không nung hợp quy chuẩn còn thấp hơn. Như vậy, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra tại Quyết định 567/QĐ-TTg. Nguyên nhân là do Chính phủ, địa phương chưa có các chính sách khuyến khích, ưu đãi cụ thể để gạch không nung quy chuẩn vào các công trình lớn, kiên cố; đồng thời chưa có các biện pháp cụ thể để hạn chế sản xuất gạch nung từ đất sét.

Để chinh phục thị trường, các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung cần phải đầu tư đổi mới quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm có chất lượng; tăng cường truyền thông, tiếp thị sản phẩm để người tiêu dùng biết ưu điểm của gạch không nung đạt chuẩn so với gạch không nung thông thường (táp lô) để yên tâm tin dùng. Đồng hành với doanh nghiệp, các bộ, ngành liên quan cần quy định tỷ lệ công trình, nhất là công trình, hạng mục công nên sử dụng gạch không nung quy chuẩn bên cạnh gạch nung.

Về lâu dài, các nhà đầu tư, sản xuất gạch không nung, thông qua hiệp hội sản xuất liệu xây dựng nên đồng hành với chuyên gia vật liệu xây dựng trong việc nghiên cứu, sản xuất các vật liệu, phụ gia thi công kèm gạch không nung nhằm xử lý hiệu quả, trả lời chính xác về nguyên nhân các hạn chế mà gạch không nung đang có tại các công trình lớn thời gian vừa qua.
 
ximang.vn (TH/ ĐBND)

 

Các tin khác:

Chất thải nhà máy nhiệt điện, lọc dầu - Nguồn nguyên liệu dồi dào sản xuất gạch không nung ()

Cần thêm những chính sách cụ thể để ngành VLXKN phát triển bền vững ()

Nam Định: Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển vật liệu xây không nung ()

Ninh Bình: Sản xuất gạch không nung bằng công nghệ ép tĩnh ()

Cao Bằng: Cần có chính sách kích cầu phát triển vật liệu xây không nung ()

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung ()

Nghiên cứu sử dụng phế thải bùn vôi của nhà máy giấy để sản xuất gạch không nung ()

Khánh Hòa: Gian nan phát triển vật liệu không nung ()

Giải pháp kỹ thuật chống nứt tường xây bằng gạch không nung ()

Quảng Bình: Để vật liệu xây không nung dần đi vào cuộc sống ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?