Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Cần thêm chính sách phát triển vật liệu xây dựng không nung

10/03/2017 2:54:02 PM

Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng nhà máy vật liệu xây dựng không nung mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Tuy nhiên, để vật liệu xây dựng không nung phát triển bền vững cần có thêm những chính sách khuyến khích và ý thức sử dụng từ phía người tiêu dùng.

Sản phẩm thân thiện môi trường

Đơn cử, tại Công ty CP Thành Chí, trong một thời gian ngắn đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng nhà máy gạch, ngói không nung. Nhà máy này được đánh giá có quy mô và công nghệ hiện đại nhất khu vực miền Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy đi vào hoạt động vừa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vừa tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ hoạt động khai thác đá của doanh nghiệp.

Cụ thể, nhà máy của Công ty CP Thành Chí nằm trong khu liên hoàn với mỏ đá tại ấp Tân Châu, xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công suất 60 triệu viên/năm với các dòng sản phẩm như ngói màu, gạch block, gạch lát vỉa hè, gạch lát sân... “Các sản phẩm này được chúng tôi sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, tự động từ công đoạn pha trộn nguyên liệu ban đầu cho đến khâu đóng gói thành phẩm và đã được các cơ quan đo lường chất lượng công nhận sản phẩm đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn TCVN 6477:2011 và là sản phẩm vật liệu xây dựng không nung thân thiện với môi trường. Đáng chú ý là giá thành tương đối cạnh tranh và chất lượng không thua kém hàng nhập khẩu của những thương hiệu lớn trên thế giới”, Tổng giám đốc Công ty CP Thành Chí Nguyễn Thế Thường chia sẻ.

Tương tự, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hòa Tây (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) Phạm Viết Hội cho biết, qua một thời gian tìm hiểu, năm 2010, HTX đã xây dựng nhà kho, phân xưởng và mua dàn máy gồm 1 máy quay, 1 máy dập, 2 xe đẩy. Tổ sản xuất gạch không nung gồm 6 người, chủ yếu là chị em phụ nữ được HTX trả công theo gạch thành phẩm, thu nhập tương đối cao so với làm nông. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, HTX sản xuất được trên 100.000 viên, giá thành tại chỗ khoảng 900 đồng/viên. “Lợi thế khi sản xuất gạch không nung là vốn đầu tư ít, không gây ô nhiễm môi trường, nguyên liệu có sẵn ở nhiều địa phương và giá thành rẻ hơn gạch đất nung, chất lượng đảm bảo nên bước đầu sản phẩm này được người dân tin tưởng sử dụng”, ông Hội hồ hởi nói.

Giám đốc nhà máy Xi măng Lưu Xá Nguyễn Công Bằng cũng cho biết, việc đầu tư sản xuất gạch không nung phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tỉnh Thái Nguyên theo xu thế tất yếu của thời đại. Dự án gạch bê tông tại nhà máy Xi măng Lưu Xá có lợi thế lớn là tận dụng được nhà xưởng, nguyên vật liệu và mạng lưới tiêu thụ vật liệu xây dựng có sẵn. Sản phẩm này rẻ hơn gạch đất sét nung từ 15% - 25% trong khi chất lượng vượt trội hơn. “Hiện tại nhu cầu của thị trường đang gia tăng nhanh với nhiều thời điểm khách đặt mua trên 100.000 viên/ngày. Để đáp ứng mức tăng này và tối đa hóa hiệu quả sản xuất, trong thời gian tới chúng tôi sẽ cho dây chuyền sản xuất vận hành 3 ca/ngày, lắp đặt hệ thống bốc xếp và đóng kiện gạch tự động”, ông Bằng thông tin thêm.


Sản xuất gạch không nung tại Công ty CP Thành Chí.

Khuyến khích sản xuất, sử dụng

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Chánh, Trưởng bộ môn Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỷ viên gạch. Với đà phát triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỷ viên/năm. Để đạt được số lượng gạch trên, nếu dùng đất nung sẽ mất rất nhiều đất canh tác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phải sử dụng một lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu họa của thiên tai và nghiêm trọng hơn nữa là gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống vật nuôi, sức khỏe con người; hậu quả để lại rất lâu dài. Vì thế, khi những nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung ra đời, ngoài mục đích khắc phục những nhược điểm trên, còn đem lại công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đặc biệt phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Phạm Văn Bắc cho biết, tính đến nay việc đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng không nung đạt và vượt từ 20 - 25% chỉ tiêu của chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung. Cụ thể, hiện có trên 1.500 dây chuyền có công suất dưới 7 triệu viên/năm, khoảng trên 100 dây chuyền có công suất từ 7 - 40 triệu viên/năm; đặc biệt có nhà máy đầu tư 3 dây chuyền với tổng công suất lên đến 180 triệu viên/năm. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vật liệu nhẹ. Vì vậy, các địa phương cần có các giải pháp đặc thù cho việc xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng không nung, cùng với đó cần có công tác tuyên truyền phổ biến đến người tiêu dùng về lợi ích của việc sử dụng; đồng thời, đẩy mạnh công tác quản lý pháp luật trong sản xuất, sử dụng vật liệu nung gây ảnh hưởng đến môi trường.

Theo ý kiến một số chuyên gia, trước mắt, cần bổ sung chế tài xử lý các cơ sở không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm túc việc chấm dứt hoạt động sản xuất gạch nung thủ công, bổ sung chế tài xử lý các trường hợp không chấp hành quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung vào công trình xây. Song song đó, bổ sung cơ chế hỗ trợ về khoa học công nghệ, cơ chế khuyến công các cơ sở đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng không nung có công suất lớn, công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo và giá thành sản phẩm hợp lý. Kiến nghị Chính phủ các giải pháp tháo gỡ rào cản về chính sách, thể chế cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển vật liệu xây dựng không nung.
 
Quỳnh Trang (TH/ SGGP)

 

Các tin khác:

Vật liệu xây không nung - Vật liệu của tương lai ()

Bộ Xây dựng: Chương trình phát triển VLXKN vượt mục tiêu đề ra ()

Cần đẩy mạnh sử dụng gạch không nung ()

Đà Nẵng: Sẽ siết chặt chất lượng gạch không nung ()

Quảng Trị: Kiểm tra các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh ()

Bình Định: Tiêu thụ vật liệu xây không nung đạt hiệu quả chưa cao ()

Đồng Tháp khuyến khích phát triển gạch không nung ()

Gia Lai: Sử dụng gạch không nung hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ()

Thanh Hóa: Hiệu quả từ mô hình sản xuất gạch không nung ()

Hải Phòng: Chế tạo thành công thiết bị sản xuất GKN tự động bằng công nghệ rung ép ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?