Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Cần có chính sách hỗ trợ để gạch không nung có cơ hội tiếp cận thị trường

04/01/2023 8:06:42 AM

Thời điểm cuối năm, nhiều công trình xây dựng dân dụng đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện để ở hoặc sử dụng trước Tết Nguyên đán. Theo ghi nhận, phần lớn người dân vẫn quen dùng gạch đất nung truyền thống, ít dùng vật liệu xanh như gạch không nung.

Thói quen chưa thể thay đổi

Trao đổi với  chị Nguyễn Hải Yến (trú tại TP. Bắc Ninh) cho biết, nhà chị đang xây dựng và sử dụng gạch đất nung truyền thống cho các công trình chính còn gạch không nung chị chỉ lựa chọn xây các công trình phụ như bếp,nhà ăn... Chị Yến cho biết thêm, lựa chọn sử dụng gạch đất nung truyền thống cũng do thói quen từ ngày xưa theo kiểu “ăn chắc mặc bền”. Với tâm lý dùng vật liệu truyền thống và căn nhà do chính bản thân tích góp nhiều năm nên phải xây dựng thật chắc chắn, kiên cố. Trong khi đó nhiều người vẫn chưa biết về ưu nhược điểm của loại gạch không nung, thì nếu so về giá thành vẫn cao hơn so với loại gạch truyền thống nên khó có sự lựa chọn thích hợp hơn.

Trao đổi với Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hòa Thành Building, ông Đào Đức Thành chia sẻ, gạch không nung tuy đã phát triển nhưng đến nay vẫn chưa đi vào lựa chọn của người dân khi thua thiệt về giá cũng như chất lượng sử dụng. Gạch không nung có nhiều ưu điểm, ví dụ như gạch bê tông khí chưng áp AAC có tính cách nhiệt cao; cách âm tốt; khối lượng siêu nhẹ nên kích thước không những lớn mà còn linh hoạt và là sản phẩm thân thiện môi trường...

Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là dễ thấm nước; cường độ chịu lực không cao; dễ sứt vỡ khi vận chuyển; khi sử dụng cần công cụ riêng, vữa xây trát chuyên dụng nên dẫn đến giá thành cao hơn vật liệu truyền thống. Bên cạnh đó, do chưa phổ biến rộng trên thị trường nên chưa có nhiều nhà sản xuất, vì thế nguồn cung chưa đủ nhiều, tiến độ cung cấp sản phẩm bị hạn chế hơn so với sản phẩm truyền thống. Đơn cử như khi mà "gọi" cung cấp đến công trình thì gạch đỏ bao giờ cũng tiện hơn, ở đâu cũng có.
 

Người sử dụng có tâm lý e ngại khi chưa hiểu rõ chất lượng cũng như lợi ích mang lại khi sử dụng vật liệu xây không nung.

Còn ông Đỗ Thế Mạnh, Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Phú Châu cho biết, người dân chưa hiểu hoàn toàn giá trị của gạch không nung khi loại vật liệu này mới chỉ sử dụng nhiều ở trong các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn Nhà nước lớn hơn 30% như những công trình y tế, xây dựng trường học...

Các công trình dân dụng hay xây dựng những ngôi nhà 5, 6 tầng người dân rất thích sử dụng gạch nung - thậm chí là gạch đặc, do suy nghĩ nhà sẽ chắc và tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế dùng loại vật liệu truyền thống đôi khi phải làm dầm móng, nhiều công đoạn và thêm chi phí. Dùng gạch không nung, lúc tính toán phần kết cấu có thể giảm khối lượng sắt, giảm kích thước các kết cấu chịu lực... như thế có thể tiết kiệm khá nhiều, ông Mạnh chia sẻ.

Cần chính sách thúc đẩy tiêu thụ

Theo ông Đào Đức Thành, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hòa Thành Building chia sẻ, chất lượng và giá thành luôn đặt lên hàng đầu khi người dân lựa chọn vật liệu xây nhà; với những Công ty xây dựng ngoài 2 tiêu chí trên còn đi kèm với việc thi công thuận tiện, giảm thời gian thi công thì hiện nay sản phẩm không nung có tính cạnh tranh kinh tế kém hơn so với vật liệu truyền thống.

Tuy nhiên, với sản phẩm hội tụ 3 yếu tố được kể trên sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, quyết định chỗ đứng trên thị trường. Trong các loại vật liệu xây dựng xanh không nung vẫn có sản phẩm đã có chỗ đứng riêng như tấm bê tông nhẹ có lõi thép gia cường đang được sử dụng phổ thông, phủ sóng mọi nơi vì lý do việc dựng vách, thi công rất nhanh chóng cho cả xây mới hay sửa lại ngôi nhà.

Nhìn nhận vấn đề này, chuyên gia về vật liệu xây dựng, Thạc sĩ Phạm Ngọc Trung cho rằng, để phát triển vật liệu xây dựng xanh nói chung và gạch không nung nói riêng, chúng ta phải đưa ra được bộ tiêu chí cụ thể cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào bộ tiêu chí đó, nhà sản xuất sẽ ứng dụng các công nghệ và nguyên liệu phù hợp để cho ra sản phẩm đạt các tiêu chí ”xanh” đồng thời người tiêu dùng cũng sẽ biết được các lợi ích khi sử dụng loại vật liệu này và từ đó thay đổi dần nhận thức của người tiêu dùng. Công việc xây dựng các “Bộ tiêu chí xanh” cho từng loại sản phẩm đang được các ngành liên quan tiến hành.

Trong chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 09/2021/NĐ-CP về Quản lý vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2021 có nội dung tiếp tục đầu tư phát triển, đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, sản lượng sản xuất vật liệu xây không nung chiếm tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025; 40 - 45% vào năm 2030; đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng theo quy định.

Để đảm bảo mục tiêu trên, Bộ Xây dựng đã nêu ra 3 nhóm giải pháp chính, bao gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, quy định tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu nhẹ đối với các công trình khác nhau theo nguồn vốn, theo vị trí địa lý và đặc thù công trình. Ưu đãi về thuế nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, đối với các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch bê tông công suất từ 20 triệu viên QTC/năm trở lên.

Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp về khoa học công nghệ, xây dựng, công bố và ban hành đầy đủ tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm vật liệu xây không nung, thiết kế, thi công, nghiệm thu… các công trình sử dụng vật liệu xây không nung. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm vật liệu xây không nung và hạ giá thành công trình. Nghiên cứu tận dụng phế thải công nghiệp làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây không nung nhằm xử lý, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nhóm giải pháp về đào tạo, thông tin, tuyên truyền, biên soạn giáo trình và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp mang tính chuyên sâu về hướng dẫn thiết kế, thi công, định mức tiêu hao cho một đơn vị khối lượng xây dựng sử dụng vật liệu không nung. Xây dựng đề án tuyên truyền đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuyên truyền để các nhà quản lý, đặc biệt là chính quyền đô thị, các nhà tư vấn, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng và mọi người dân có ý thức, trách nhiệm sử dụng vật liệu xây không nung thay cho sử dụng gạch đất sét nung nhằm tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

ximang.vn (TH/ PLO)

 

Các tin khác:

Vật liệu xây không nung khó tiếp cận thị trường vì giá thành cao ()

Ninh Bình: Sản xuất gạch không nung góp phần bảo vệ môi trường ()

Đồng Nai: Sản xuất và nhu cầu vật liệu xây dựng không nung vẫn còn khiêm tốn ()

Sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng góp phần bảo vệ môi trường ()

Giải pháp trong việc triển khai chiến lược phát triển vật liệu xây không nung ()

Bình Định: Loay hoay phát triển vật liệu không nung ()

Quảng Bình: Tăng tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng ()

Phát triển VLXD thân thiện môi trường là vấn đề đặt ra hàng đầu ()

Hà Nam: Nhiều công trình xây dựng sử dụng gạch không nung ()

Lào Cai: Nguyên nhân gạch không nung ít được sử dụng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?