Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Ban Chỉ đạo Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam tổ chức Phiên họp lần thứ 2

14/01/2016 9:22:11 AM

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam đã tổ chức Phiên họp lần thứ 2 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án Trần Quốc Khánh.

>> Khởi động Dự án "Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam"

 

Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam do Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 19/9/2014 do Bộ KH&CN là cơ quan chủ quản, Bộ Xây dựng là cơ quan đồng thực hiện, giao Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN) là chủ Dự án và được thực hiện trong vòng 5 năm (2015 - 2020). Mục tiêu của dự án là cắt giảm tỷ lệ tăng hàng năm mức phát thải khí nhà kính bằng cách giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua việc tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam.

 

Phiên họp thứ 2.


Tại Phiên họp, Giám đốc Dự án Nguyễn Đình Hậu cho biết, năm 2015 Dự án đã được triển khai thực hiện 4 hợp phần đã được ký kết bao gồm: hỗ trợ chính sách đối với việc phát triển công nghệ gạch không nung; xây dựng năng lực kỹ thuật về việc ứng dụng, vận hành công nghệ gạch không nung và sử dụng các sản phẩm gạch không nung; hỗ trợ cung cấp tài chính bền vững cho việc ứng dụng gạch không nung; ứng dụng, đầu tư và nhân rộng công nghệ gạch không nung. Mặc dù mới được phê duyệt kế hoạch triển khai từ tháng 5/2015, nhưng Dự án đã hoàn thiện được tổ chức, nhân sự, ký kết với các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện đồng đều cả 4 hợp phần nêu trên và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ: về khối lượng công việc, đã hoàn thành 15/19 chỉ tiêu kết quả của kế hoạch năm 2015; về tài chính, đã giải ngân được 75% kế hoạch năm 2015; đã lựa chọn được 2 dự án để trình diễn mô hình sản xuất gạch không nung tại Thái Nguyên và Quảng Nam.


Tuy nhiên, theo đánh giá của các thành viên Ban Chỉ đạo và các đại biểu tham dự Phiên họp, hiện nay cả nước mới chỉ có 50/63 tỉnh/thành phố xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, vật liệu không nung được sử dụng trong cả nước mới chỉ đạt 20% trong tổng số vật liệu xây dựng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thói quen sử dụng gạch đất sét nung còn phổ biến, công nghệ sản xuất và kỹ thuật sử dụng gạch không nung còn chưa được nhiều người biết đến, chất lượng sản phẩm gạch không nung còn nhiều bất cập, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung còn nhiều bất cập, việc xóa bỏ các lò gạch thủ công ở các địa phương còn chưa được thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc…


Các đại biểu kiến nghị, để tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam, Nhà nước cần có cơ chế và chính sách hợp lý cũng như bố trí nguồn vốn thích hợp cho các địa phương để triển khai việc chuyển đổi mô hình sản xuất gạch thủ công truyền thống sang sản xuất gạch không nung; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng gạch không nung mang lại…


Phát biểu kết luận Phiên họp, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án Trần Quốc Khánh ghi nhận những kết quả mà Dự án đã đạt được trong thời gian qua, cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo Dự án và các đại biểu. Thứ trưởng đề nghị Ban Quản lý Dự án cần tiếp thu những ý kiến nêu trên, hoàn thiện báo cáo và dự thảo kế hoạch năm 2016 để chuyển các thành viên Ban Chỉ đạo cho ý kiến trước khi thực hiện.

 

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Tây Ninh phát triển sản xuất gạch không nung bằng nguyên liệu tro bay ()

TP. HCM: Khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng vật liệu xây không nung ()

Bình Dương: Cần phát triển ngành sản xuất gạch không nung chưng áp ()

Gạch không nung Tâm Phúc Nguyên đón đầu chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng không nung ()

Phát triển vật liệu xây không nung vẫn bộc lộ hạn chế ()

Vật liệu xây không nung: Thực tiễn và những vấn đề đặt ra ()

Sơn La: Sản xuất gạch không nung từ đất đồi và nguyên liệu sẵn có ()

Khánh Hòa: Thêm nhà máy sản xuất gạch không nung ()

Phú Thọ: Bảo đảm chất lượng gạch không nung ()

Quảng Ngãi: Tìm thị phần cho gạch không nung ()

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?