Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát điện nhiệt dư

Chủ trương của Bộ xây dựng về tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiệt thừa để phát điện.

09/05/2011 4:50:17 PM

Với sự gia tăng ngày càng nhiều các bất cập phát sinh giữa nhu cầu sử dụng và năng lực cung cấp năng lượng, sự kêu gọi của các nước về biến đổi khí hậu, sự mất cân bằng sinh thái, các quốc gia trên thế giới đã cấp thiết cho ban hành và thực hiện hàng loạt chính sách liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường nhằm cứu vãn môi trường sống và tương lai tồn tại của nhân loại.

Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển rất mạnh mẽ thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao hơn, trong khi đó nguồn năng lượng này đang thiếu trầm trọng, tốc độ phát triển các nhà máy điện chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Trong đó, xi măng là một ngành kinh tế quan trọng có đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước và cũng là ngành công nghiệp đang sử dụng một lượng điện rất lớn trong quá trình sản xuất. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, sản xuất xi-măng toàn ngành năm 2010 đạt 50,85 triệu tấn, cả nước có thêm 12 dây chuyền xi măng lò quay mới được hoàn thành và đi vào sản xuất với tổng công suất thiết kế 12 triệu tấn/năm, dự báo, năm 2011 sẽ có khoảng bảy dự án xi măng đưa vào hoạt động. Ông Trần Văn Huynh- Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng phát biểu tại Hội thảo: “Sử dụng nhiệt thải của lò nung clinker xi măng để phát điện” cho biết để sản xuất ra mỗi tấn xi măng, phải tiêu hao trên 100 KWh điện. Đến năm 2010, khi sản lượng xi măng Việt Nam đạt 50 triệu tấn thì sẽ tiêu tốn trên 5 tỷ KWh.

Trong điều kiện, năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch( chủ yếu là than và dầu mỏ) đang cạn kiệt và việc tái tạo phải mất hàng triệu năm sau thì vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng rất được quan tâm. Tại Thái Lan đã có tới 80% các nhà máy xi măng ứng dụng công nghệ phát điện tận dụng khí nhiệt thừa trong nhà máy xi măng. Ở Trung Quốc, từ năm 2009 Chính phủ cũng yêu cầu các dự án mới xây dựng cần cần có hệ thống phát điện nhiệt dư.


Các nhà máy xi măng cần lắp đặt hệ thống phát điện nhiệt dư

Trong vài năm qua Chính phủ Việt Nam cũng đã có những quan tâm đặc biệt tới vấn đề này. Ngày 06/04/2007, Thủ tướng Chính phủ cũng đã kí quyết định số 47/2007/QĐ- TTg về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007- 2010.

Tại tờ trình số 03/TTr- BXD ngày 23/02/2011 của Bộ xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng năm 2030, có định hướng phấn đấu đến năm 2015 ngành xi măng tự túc ít nhất 20% nhu cầu điện cho sản xuất, do đó các nhà máy phải tổ chức triển khai lắp đặt hệ thống phát điện sử dụng nhiệt thừa khí thải để sản xuất, tự túc một phần điện năng và giảm ô nhiễm môi trường. Trước tình trạng, việc cung ứng điện đủ sản lượng cho sản xuất là rất khó khăn buộc các nhà máy sản xuất xi măng phải có giải pháp sử dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện đáp ứng 20-30% nhu cầu nhiên liệu.

Cụ thể hóa chủ trương của ngành xây dựng về vấn đề tự túc năng lượng trong sản xuất xi măng, ngày 23/3, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã có văn bản yêu cầu các đơn vị sản xuất xi măng triển khai và xây dựng kế hoạch kế hoạch lắp đặt hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện. Trong đó, nêu rõ:
Đối với các nhà máy xi măng đầu tư mới có công suất lò nung từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên bắt buộc phải đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện.

Đối với các nhà máy xi măng đang sản xuất hoặc các nhà máy xi đang triển khai đầu tư có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên mà chưa có hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện phải nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện, chậm nhất đến 31/12/2014 phải đầu tư xong.

Đối với các nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày cũng cần nghiên cứ đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thùa khí thải để phát điện.

Việc đầu tư này, ngoài lợi ích về mặt môi trường còn có hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Bởi việc đầu tư không những tạo được tính chủ động trong sản xuất, đạt hiệu quả năng suất mà còn tiết kiệm được chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm. Dự án đầu tư một lần, sau một khoảng thời gian ngắn có thể thu hồi đủ vốn và tiếp tục sử dụng đem lại lợi nhuận cho các nhà máy xi măng. Hơn nữa, cơ chế chính sách của Chính phủ ban hành cho thấy sự ủng hộ rất lớn trong kế hoạch này. Tuy nhiên việc thực hiện và triển khai ra sao để đạt hiệu quả đang cần đến lời giải?

Phương Thanh

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?