Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Nhiên liệu thay thế từ rác thải: Vẫn chờ cơ chế

09/06/2011 2:38:48 PM

Trong bối cảnh hiện tại, sản xuất công nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất xi măng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có bài toán sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Áp lực ấy dường như mạnh hơn khi trữ lượng than ngày càng khan hiếm, trong khi ngành xi măng lại cần tiêu thụ nhiều năng lượng. Ngành Xi măng Việt Namđã bắt đầu nhìn nhận việc sử dụng nhiên liệu thay thế như một giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh.



Nhiên liệu thay thế:Nên không?

Năm 2010 số lượng chất thải rắn đô thị của Việt Nam lên tới 18,8 triệu tấn, trong đó 32% là rác thải xây dựng. TP.HCM mỗi ngày thải ra khoảng 7.000 tấn rác. Rác thải đô thị tăng 10% mỗi năm và đến năm 2020, nước ta mới thu gom được 90% chất thải rắn đô thị.

Việc tăng giá điện, giá xăng dầu, điều chỉnh tỷ giá VND/USD… đã khiến giá bán than từ đầu tháng 4/2011 tăng thêm 40%, điều này tác động không nhỏ đến các DN sản xuất xi măng trong nước. Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam thì hiện tại, tổng chi phí năng lượng đã chiếm tới từ 45 - 50% giá thành sản xuất xi măng. Với việc xăng dầu tăng gần 18%, điện tăng 15,3%, than tăng 40% đã làm cho giá thành xi măng tăng thêm từ 10 - 15%. Có thể thấy, để sản xuất xi măng hiệu quả và bền vững, các DN luôn phải đau đầu trong tính toán sử dụng nhiên liệu. Vậy nhiên liệu thay thế từ rác thải liệu có phải là giải pháp hữu hiệu cho ngành sản xuất công nghiệp nói chung và cho ngành sản xuất xi măng đang tiêu tốn khá nhiều năng lượng?

Trung bình mỗi ngày trên cả nước có khoảng gần 24 nghìn tấn rác đã được thải ra. Trong đó, ngoài rác thải tiêu dùng, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng còn có cả rác thải y tế. Nếu cứ nhân con số ấy trong một tháng, rồi một năm thì sẽ có một con số rác thải cực kỳ lớn trong tương lai. Tuy nhiên, công nghệ xử lý và tận dụng nguồn rác này ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng một số nhà máy xử lý phân loại, sử dụng công nghệ hiện đại biến chúng thành sản phẩm hữu ích như phân vi sinh, tái chế thành hạt nhựa, sản xuất gạch, khí CO2 làm thành bột nhẹ dùng trong công nghiệp và xây dựng… Hiện cả nước có 91 bãi chứa rác thải, trong đó chỉ có 17 bãi tại 12/63 tỉnh, thành hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật, vẫn còn tới 49 bãi rác thải đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Lợi ích từ nhiên liệu thay thế

Trên thế giới, nguồn rác thải hiện đang được tận thu để xử lý thành nhiên liệu thay thế trong công nghiệp. Ở Australia, có nhiều Cty đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại để xử lý các loại rác thành nhiên liệu sử dụng trong ngành xi măng một cách có hiệu quả. Trong cuộc hội thảo tại Hà Nội, ngày 26/5/2011, được sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Cty Resourceco giới thiệu giải pháp nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng từ nguyên liệu rác thải. Mặc dù nhiên liệu này đã được giới thiệu và thu hút sự quan tâm của các DN sản xuất xi măng trong nước, nhưng việc đầu tư hệ thống dây chuyền và công nghệ này ở Việt Nam không dễ dàng thực hiện trong một sớm một chiều, mà cần có một lộ trình nghiên cứu cụ thể. Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu thay thế đã quá rõ bởi nó tăng cường khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí; tạo được nguồn năng lượng bền vững; lợi ích về tín dụng cacbon. Và trên hết thể hiện được trách nhiệm của DN với xã hội. Tuy nhiên, các nhân tố cần phải xem xét khi nghiên cứu sử dụng nhiên liệu thay thế phải tính đến sự bền vững của nguồn (nguồn đó có sử dụng được làm nguyên liệu), năng suất tỏa nhiệt ổn định; dễ nạp liệu vào lò, cỡ liệu nạp và chi phí xử lý. Chính vì thế, nhiều DN thực sự quan tâm đến giá nguyên liệu rác thải đã qua xử lý khi về Việt Nam, nguồn cung có đủ đáp ứng cho thị trường và việc hợp tác sử dụng công nghệ thế nào? Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Quang Diệm - Phó viện trưởng Viện môi trường và sinh thái đô thị thì cho rằng ổn định nhiệt trị trong nhiên liệu tái chế cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Với nguồn rác thải tại Việt Nam, thì việc đầu tư, cách thu hồi, sàng lọc cần có một công nghệ để tạo thành nhiên liệu thay thế. Ông Mai Ngọc Tâm - Phó viện trưởng Viện VLXD cho rằng: Hiện tại, vấn đề xử lý rác thải thành nhiên liệu sản xuất công nghiệp đã được ứng dụng trên thế giới, nhưng ở Việt Namcần có một cơ chế chính sách phù hợp. Có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét khi đưa nhiên liệu này vào sản xuất xi măng để tránh hỏng thiết bị công nghệ có sẵn trong các nhà máy và ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Bởi vậy, cũng cần phải có lộ trình xây dựng tiêu chuẩn xử lý rác cho phù hợp. Thêm đó, các DN cũng quan tâm đến cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc sử dụng nhiên liệu thay thế.

Trước nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng nhiên liệu thay thế trong ngành xi măng, ông Hoàng Hữu Tân - Phó vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) cho rằng: Việc sử dụng rác thành nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng ở Việt Nam là cần thiết, vì vừa biến rác thành nhiên liệu hữu ích vừa bảo vệ môi trường. Cần khyến khích các DN trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này, tuy nhiên, cũng phải nghiên cứu, lựa chọn những giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của TP Hà Nội ước khoảng 6 - 7 nghìn tấn/ngđ, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị. Tuy nhiên, có tới 85 - 90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Theo dự tính, nếu cứ tiếp nhận lượng rác thải nhiều như hiện nay, đến năm 2015, Hà Nội sẽ không còn chỗ chôn rác.

PT_Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?