Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Quảng Ninh: Phát triển ngành công nghiệp khai khoáng theo hướng bền vững

14/03/2014 10:11:14 AM

Quảng Ninh được biết đến là tỉnh có lợi thế phát triển ngành công nghiệp khai khoáng có đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; nhưng cũng đồng thời là ngành công nghiệp gây tác động lớn đến môi trường sinh thái. Chính vì vậy mà việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên khoáng sản được Quảng Ninh đặc biệt chú trọng.

Phát huy lợi thế

Khoáng sản của Quảng Ninh đa dạng, trong đó một số loại hình khoáng sản đứng trong tốp đầu của Việt Nam và khu vực như than đá, đất sét, đá, cát thuỷ tinh… Không chỉ đứng đầu cả nước về công nghiệp khai thác than, đến nay ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Quảng Ninh cũng là một trong những ngành lợi thế. Các sản phẩm gốm xây dựng của tỉnh đã được xuất khẩu đi gần 70 quốc gia trên thế giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, trừ huyện đảo Cô Tô chưa có hoạt động khai khoáng, trên địa bàn tỉnh có 116 khu vực đã được cấp phép khai thác khoáng sản (không kể tới các khu vực khai thác than). Ngành Công nghiệp khai thác khoáng sản của tỉnh đã hình thành và phát triển thành trung tâm công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng của cả nước. Ngoài khai thác than và sản xuất xi măng, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quan tâm và phát triển. Các sản phẩm đất sét nung với nguyên liệu sét từ các mỏ Giếng Đáy, Kim Sen, Tràng An, Bình Dương... đã tạo sản phẩm gạch, ngói, sản phẩm ốp lát có thương hiệu trong nước và quốc tế như Viglacera Hạ Long, Gốm Đất Việt, Gốm Hoàng Hà...


Sàng tuyển, chế biến than tại Xí nghiệp Chế biến và tiêu thụ.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên đá xây dựng phong phú, năng lực sản xuất và tiêu thụ đá xây dựng của tỉnh ngày càng tăng. Tính đến nay, tổng diện tích mỏ đá đã được cấp phép gần 600ha, tổng trữ lượng được cấp phép 104,308 triệu m3. Tổng công suất được cấp phép hàng năm khoảng 4 triệu m3. Khai thác đá xây dựng cơ bản đáp ứng nhu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Trong những năm qua, ngành Công nghiệp khai khoáng đã đóng góp tỷ lệ lớn (40%) trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và của cả nước. Tiêu biểu là ngành than đã cung ứng đầy đủ và kịp thời nguyên liệu cho ngành điện, Xi măng, Hoá chất, Giấy và phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, việc khai thác với sản lượng mỗi ngày một tăng dần các loại khoáng sản tuy mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho tỉnh, song cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Có nhiều dạng tai biến địa chất tiềm ẩn, có khả năng gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và môi trường sinh thái.

Tạo cơ chế thúc đẩy kinh tế xanh trong khai khoáng

Bên cạnh những kết quả tích cực thì hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Mặc dù, đa dạng về chủng loại khoáng sản và phân bố hầu khắp trên địa bàn tỉnh, nhưng chúng ta mới chỉ tập trung khai thác vào một số loại như: Than đá, đá vôi, đất sét... Bên cạnh số ít các doanh nghiệp sản xuất lớn đã chú trọng tới bảo vệ môi trường, vẫn còn các doanh nghiệp chế biến khoáng sản có quy mô nhỏ còn sử dụng phương pháp thủ công, ít quan tâm tới vấn đề này.

Điều đó đã gây áp lực tới môi trường, cảnh quan của một số khu dân cư, tác động tới khu di tích Yên Tử, quần thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Do vậy, việc tiếp tục duy trì, phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản nói chung sẽ phải đối mặt với một số thách thức lớn, áp lực về bảo vệ môi trường sinh thái, mâu thuẫn xung đột với phát triển ngành Du lịch, dịch vụ thương mại trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

Để khắc phục những tồn tại này, trong Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến trong khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản; huy động mọi nguồn lực để từng bước cải thiện môi trường khu vực khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Trong sản xuất công nghiệp, chủ trương của tỉnh phải chú trọng phát triển chế biến sâu để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu, giá trị cao đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạo giá trị gia tăng cao của khoáng sản. Theo đó, Quảng Ninh sẽ thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản và bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng, tăng năng suất, hạ giá thành khai thác và đảm bảo phát triển bền vững.

Có thể kể đến các dự án cụ thể như dự án thử nghiệm nghiền đá cát kết trong đá thải mỏ than (Hạ Long, Cẩm Phả),  thau rửa cát nước lợ (Hải Hà) làm cát xây dựng nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn (kích thước cỡ hạt, cường độ kháng và độ nhiễm mặn). Việc thực hiện các dự án nếu có hiệu quả kinh tế thì bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản để triển khai thực hiện. Tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất gạch không nung từ xỉ thải nhà máy nhiệt điện, đất đồi theo công nghệ bán dẻo... để thay thế gạch nung; hạn chế tiến tới chấm dứt khai thác sét làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất gạch thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng Hofman theo lộ trình để hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch và cắt giảm phát thải khí nhà kính. Cùng với đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng sẽ được quan tâm, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản và cán bộ công nhân kỹ thuật ở các cơ sở khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai việc xã hội hoá việc đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy hoạch thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định để minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm năng thực sự. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản sẽ phải thực hiện cải tạo môi trường để đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng về trạng thái môi trường gần như ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường. Việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện ngay trong quá trình khai thác khoáng sản.

Việc xây dựng và thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ là căn cứ pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn; đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài về quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn xử lý và chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Và đây cũng là cơ sở quan trọng để Quảng Ninh thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ nâu sang xanh.

SJ (TH/ Báo Quảng Ninh)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?