Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Ngành Xi măng sẽ thế nào trong xu thế giảm phát thải?

14/07/2023 7:32:25 AM

Xi măng đã từng là một ngành chiếm vị trí trọng yếu trong các nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển. Nhưng đứng trước một Thế giới đầy rủi ro đến từ những hệ lụy do ô nhiễm môi trường gây ra, lĩnh vực sản xuất xi măng được coi là một trong những thủ phạm.

>> Mục tiêu Net-Zero Carbon của ngành Xi măng Việt Nam có thành hiện thực?

Những thủ phạm được gọi tên

Xi măng, sắt thép và hóa dầu là những ngành đứng đầu về lượng phát thải trong ngành công nghiệp nặng.

Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC): Sau ngành Điện, công nghiệp nặng là nguồn phát thải carbon lớn nhất, chiếm 27% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu. Trong ngành công nghiệp nặng, chất thải lớn nhất là xi măng, tiếp theo là sắt thép và hóa dầu. Bốn vật liệu nổi bật trong phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm sắt thép, xi măng, nhôm và hóa chất là nguyên nhân gây ra 60% lượng khí thải ngành công nghiệp hiện nay. Theo IPCC, chỉ riêng lĩnh vực xây dựng toàn cầu sẽ chịu trách nhiệm thải ra 470 tỷ tấn carbon dioxide vào năm 2050.

Nhu cầu thép toàn cầu dự đoán, sẽ tăng 12 - 23% vào năm 2050 so với năm 2014. Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất thép có những thách thức riêng của nó. Theo ông Hemant Mallya, Giám đốc Hội đồng Năng lượng, Môi trường và Nước, có trụ sở tại Delhi, Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đã sản xuất 111 triệu tấn thép vào năm 2019. Để sản xuất một lượng thép xanh tương đương, chúng tôi sẽ cần 264 GW năng lượng mặt trời, Ấn Độ có công suất lắp đặt chỉ hơn 100 GW năng lượng tái tạo, chủ yếu cho ngành Điện. Tổng thể, mỗi tấn thép xanh cần đầu tư 3 tỷ USD, đặc biệt là cho quá trình khử cacbon, tạo ra những rào cản không hề nhỏ.

Làm thế nào để giảm phát thải?

Trong quá trình diễn ra hội nghị COP26, Liên minh Người đi đầu (FMC) đã được ra mắt, có nhiệm vụ khai thác sức mua của các công ty toàn cầu nhằm thúc đẩy nhu cầu thị trường đối với công nghệ carbon thấp. Trong một diễn biến khác của COP26, các ngành công nghiệp nặng Thế giới đã cho ra đời công bố “Bước đột phá Glasgow”. Thực chất đây là thỏa thuận đa phương với mục tiêu thúc đẩy công nghệ sạch, gồm ngành Thép, Vận tải đường bộ, Nông nghiệp, Hydro và Điện.


Johanna Lehne, Cố vấn cấp cao của tổ chức E3G (Chủ nghĩa môi trường thế hệ ba - Third Generation Environmentalism), tổ chức Nghiên cứu về biến đổi khí hậu hoạt động để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu sang một tương lai carbon thấp cho biết, “Bước đột phá Glasgow” là một giải pháp hướng tới tương lai xanh sạch, nhưng vẫn còn rất nhiều điều cần phải thảo luận. 

Người ta nói đến Hydro, hiện nó đắt gấp 3 lần khí đốt tự nhiên và 7 lần so với than đá tính cho một đơn vị năng lượng. Có thể mất một thập kỷ trước khi Hydro xanh có thể cạnh tranh về chi phí, như ở Ấn Độ chẳng hạn, Johanna Lehne nói.

Theo dự báo của tổ chức Phân tích khí hậu (Climate Analytics) có trụ sở tại Đức thì các nhà máy Hydro thương mại vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ngay cả ở các nước phát triển. Những công nghệ như vậy chỉ có thể có mặt trên thị trường sớm nhất vào năm 2025 hoặc 2026. Các nước đang phát triển có thể là nhà cung cấp các loại nhiên liệu sạch rất tiềm năng nhưng phải đợi vài năm nữa cho đến khi đầu tư kích thích đủ động lực.

Những lựa chọn khó khăn

Hiện tại có hai lựa chọn đáng tin cậy, trước khi chúng ta chuyển sang các công nghệ tiên tiến. Hoặc tiếp tục sử dụng than, hoặc chuyển sang một loại nhiên liệu rõ ràng hơn tức là khí tự nhiên, với một kế hoạch rõ ràng về quá trình chuyển đổi sau này. Khí tự nhiên là nhiên liệu hóa thạch, nhưng lại có lượng khí thải carbon ít hơn 40% nếu so sánh với than trong sản xuất thép. Quá trình chuyển đổi nhanh sang khí tự nhiên, sau đó là chuyển đổi sang Hydro sẽ giúp khử cacbon trong lĩnh vực này, Matthew Gidden cho hay.

Chúng ta có nhiều con đường để đạt được mục tiêu về khí hậu, trong đó các công nghệ mới là then chốt, chuyển đổi nhanh chóng của ngành điện, thứ hai là lĩnh vực giao thông, thứ ba là các lĩnh vực công nghiệp. Hệ thống năng lượng thay đổi nhanh sẽ tạo ra thế cân bằng, mở đường cho các lĩnh vực khác trong đó có xi măng, sắt thép phát triển theo, Matthew Gidden phân tích.

Để thực hiện được quá trình chuyển đổi thành công, các nước phát triển sẽ cần làm nhiều hơn nữa để giúp mục tiêu trung hòa carbon trở nên khả thi, đồng thời giúp các quốc gia đang phát triển giải quyết tốt “cái ăn, cái mặc”, thoát khỏi đói nghèo, sau đó đến mục tiêu Net-Zero.

Cụ thể hơn, các nước giàu cần thực hiện tốt cam kết tài chính khí hậu, đóng góp 100 tỷ USD/năm, có như vậy thì mục tiêu về khí hậu như nêu trong Hiệp ước Khí hậu Glasgow mới có thể trở thành hiện thực được

ximang.vn (TH/ TC Năng lượng)

 

Các tin khác:

Vicem Hoàng Thạch áp dụng nhiều giải pháp cải tiến kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường ()

An Giang: Loại bỏ công nghệ lạc hậu, hướng đến phát triển các loại VLXD thân thiện với môi trường ()

Sử dụng bùn thải làm nguyên, nhiên liệu sản xuất xi măng ()

Tái chế nội y cũ thành xi măng ()

Quảng Ninh: Tăng cường bảo vệ môi trường trong sản xuất xi măng ()

Xi măng Đồng Lâm đầu tư đổi mới công nghệ, giảm phát thải môi trường ()

Nhà máy Xi măng Bình Phước gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trường ()

Khánh Hòa: Sản xuất đá bê tông từ rác thải nhựa ()

Tòa nhà được xây dựng từ các khối gạch gai dầu có khả năng hấp thụ carbon ()

Xi măng Bình Phước phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất bền vững ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?