Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng bền vững

30/06/2016 11:12:48 AM

Sản xuất xi măng là lĩnh vực quan trọng nhất trong sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam. Ngoài việc phải chấp hành các quy định chung trong sản xuất vật liệu xây dựng, các nhà sản xuất xi măng còn phải thực hiện thêm những quy định riêng trong ngành sản xuất xi măng. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm bảo đảm cho phát triển của ngành công nghiệp xi măng phát triển bền vững, giảm thiểu tối đa nguồn phát thải trong đó có giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. 


Sản xuất vật liệu xây dựng là thế mạnh của Việt Nam do có lợi thế về tài nguyên khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng. Những năm vừa qua, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng tăng và có những đóng góp đáng kể trong phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước. Tuy nhiên sản xuất vật liệu xây dựng cũng gây ra những tác động tiêu cực, trong đó có việc phát sinh bụi, khí thải… gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm phát triển Kinh tế - Xã hội một cách bền vững, trong đó có lĩnh vực phát triển vật liệu xây dựng. 

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2011 - 2020 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua đã xác định quan điểm phát triển là: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”; Về định hướng phát triển công nghiệp và xây dựng: “phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh”; Về lĩnh vực vật liệu xây dựng: “Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới”.

Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản điều hành hướng tới các tiêu chí phát triển bền vững.

Tại Nghị định 24a/NĐ-CP ngày 5/4/2016 (thay thế Nghị định 124 ngày 31/7/2007) của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng có hẳn một chương quy định về chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Khoản 5 điều 3 đã định nghĩa: Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: vật liệu xây dựng không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.

Những lĩnh vực, những hoạt động được khuyến khích, hỗ trợ, cũng như những lĩnh vực hoạt động cần hạn chế được quy định rõ: 

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

2. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước.

3. Nhà nước hạn chế và xóa bỏ theo lộ trình các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều khoáng sản, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó Nghị định cũng quy định cụ thể các dự án nghiên cứu phát triển, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu đầu tư của nhà nước.

Ngày 22/8/2014 thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1469/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch tổng thể). Những quan điểm quan trọng gắn với việc bảo vệ môi trường  của Quy hoạch tổng thể: 

Một là: phát triển sản xuất vật liệu xây dựng hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu.

Hai là: nghiên cứu sử dụng các loại chất thải làm nguyên, nhiên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Ngày 23/9/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg về các giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng. Mục tiêu các giải pháp là xử lý tro xỉ thạch cao từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn để làm nguyên liệu sản xuất VLXD nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm diện tích đất bãi chứa, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Các quy định cụ thể trong Nghị định quản lý vật liệu xây dựng, trong Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng, trong Quyết định của Thủ tướng về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón cho thấy: 

Một mặt, Nhà nước bắt buộc sản xuất vật liệu xây dựng phải đảm bảo khống chế các tiêu chí phát thải; mặt khác khuyến khích các tổ chức cá nhân trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng tham gia một cách tích cực vào việc làm giảm nhẹ phế thải của các ngành sản xuất khác, thậm chí khuyến khích tận dụng rác thải sinh hoạt - một vấn đề gây bức xúc lớn hiện nay tại các đô thị và vùng nông thôn làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Sản xuất xi măng là lĩnh vực quan trọng nhất trong sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam. Ngoài việc phải chấp hành các quy định chung trong sản xuất vật liệu xây dựng, các nhà sản xuất xi măng còn phải thực hiện thêm những quy định riêng trong ngành sản xuất xi măng. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm bảo đảm cho phát triển của ngành công nghiệp xi măng phát triển bền vững, giảm thiểu tối đa nguồn phát thải trong đó có giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. 

Ngày 29/8/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1488/QĐ-TTg về Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch xi măng). Mục tiêu của Quy hoạch xi măng là phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững, có công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường; tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. 

Đồng thời Quy hoạch xi măng cũng đã quy định chặt chẽ, cụ thể các tiêu chí về công nghệ trong sản xuất xi măng nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và giảm phát thải ra môi trường. Ví dụ, quy định tiêu hao nhiệt năng không quá 730 Kcal/kg clanhke; tiêu hao điện năng không quá 90 Kwh/tấn xi măng; nồng độ bụi phát thải không quá 30mg/Nm3.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng, các bộ ngành liên quan và các địa phương có dự án xi măng trong Quy hoạch, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Quy hoạch xi măng.

Tính đến thời điểm hiện nay cả nước có 76 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế 81,56 triệu tấn. Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đến năm 2020 tổng công suất thiết kế của cả nước sẽ là 129,52 triệu tấn và đến năm 2030 tổng công suất thiết kế của cả nước sẽ là 139,34 triệu tấn. Tuy nhiên qua kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch xi măng thì đến năm 2020 cả nước sẽ có 87 dây chuyền sản xuất xi măng hoạt động với tổng công suất thiết kế 104,9 triệu tấn. 

Việc đầu các dự án xi măng là cần thiết, song cũng đặt ra cho chúng ta rất nhiều thách thức, cả về công nghệ, vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất, trong khai thác khoáng sản làm nguyên liệu, nhiên liệu… Mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2020 và năm 2030 tương ứng với 20 triệu tấn và 164 triệu tấn CO2 là cần thiết. Tôi cho rằng chúng ta nên làm và có thể làm được.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần hoàn thiện các cơ chế chính sách; có biện pháp bắt buộc, bên cạnh những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý sản xuất. Đồng thời rất cần các giải pháp nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về phát thải khí nhà kính trong sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và công nghiệp sản xuất xi măng nói riêng.

Hy vọng rằng Dự án “Xây dựng năng lực và hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam” sẽ đưa ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu và xây dựng kế hoạch sẵn sàng thực thi hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) trong sản xuất xi măng của Việt Nam.

Lê Văn Tới (Vụ trưởng Vụ VLXD)

 

Các tin khác:

Giảm yếu tố clinker trong sản xuất xi măng ()

Nam Định: Tập trung phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ()

Nhà máy Xi măng Lưu Xá phát triển theo hướng bền vững ()

Xi măng Holcim Việt Nam: Sản xuất xanh vì môi trường xanh ()

Quảng Bình: Đẩy mạnh các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản ()

Cần nhanh chóng cụ thể hóa lộ trình cấm amiăng trắng tại Việt Nam ()

Tận dụng tro xỉ nhà máy điện làm xi măng ()

Ngành Xây dựng tăng cường hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh ()

Tái cấu trúc ngành xi măng để phát triển bền vững (P2) ()

Tái cấu trúc ngành xi măng để phát triển bền vững (P1) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?