Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Chiền lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020

17/03/2014 8:38:57 AM

Chiến lược về tăng trưởng xanh đề ra trong giai đoạn 2011-2020, phải phấn đấu giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1-1,5% mỗi năm.

Nhằm đạt các mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo môi trường và sinh thái, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1393 phê duyệt Chiến lược về tăng trưởng xanh. Trong đó Chiến lược đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể, đó là giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống, thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10-20% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, có 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.Định hướng đến năm 2030 giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5-2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20-30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 20%; 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế. Định hướng đến năm 2050 giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5-2%.


Tăng trưởng xanh là con đường ngắn nhất hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững.

Trong nhiệm vụ xanh hóa sản xuất, thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường. Đầu tư phát triển vốn tự nhiên, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.

Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 bao gồm giá trị sản phẩm ngành công nghiệp cao, công nghệ xanh trong GDP là 42-45%. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên đạt 3-4% GDP.

Kết hợp nếp sống truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại, để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lương cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại. Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn, tạo thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.

Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 đó là: Tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn và quy định 60%; với đô thị loại IV, loại V và làng nghề đạt 40%. Cải thiện môi trường bị ô nhiễm nặng đạt 100%; tỷ lệ chất thải được thu gom xử lý hợp tiêu chuẩn theo Quyết định 2149; diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị; tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa 34-45% và đạt tiêu chí đô thị xanh 50%.

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Giáo dục Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong Chiến lược tăng trưởng xanh, Bộ đang phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và đề xuất trình Chính phủ một số chính sách ưu tiên.

Trước hết là nghiên cứu đề xuất phương án giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo trong khuôn khổ Tổng sơ đồ điện VII. Đồng thời nghiên cứu chính sách khuyến khích chuyển xe buýt, xe tắc xi sang sử dụng nhiên liệu tiết kiệm năng lượng, ít ô nhiễm, thân thiện với môi trường. Xây dựng Nghị định về năng lượng tái tạo, ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng thiết bị, nhãn các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Triển khai Đề án kiểm soát và quản lý phát thải khí nhà kính có sử dụng công cụ thị trường.

Mặt khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động phát triển công nghiệp xanh, giao thông xanh, nông nghiệp xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên. Hỗ trợ phát triển công nghệ xanh, đi đôi với nghiên cứu và ban hành cơ chế chính sách kinh tế và tài chính kinh tế và tài chính về phục hồi, phát triển nguồn “vốn tự nhiên”. Riêng đối với nhiệm vụ xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, sẽ xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động phát triển đô thị xanh, triển khai Kế hoạch hành động thực hiện tăng trưởng xanh của địa phương.

SJ (TH/ Báo Tin tức)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?