Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Lợi ích từ việc phát triển “kinh tế xanh”

05/12/2013 3:02:36 PM

Tại Việt Nam xu hướng phát triển kinh tế xanh đang được khuyến khích mạnh mẽ và cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, đối tượng trọng tâm không ai khác chính là các doanh nghiệp (DN).

Tăng trưởng kinh tế xanh là mô hình phát triển dựa vào năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng có hiệu quả. Các hoạt động sản xuất của kinh tế xanh vừa bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên, giảm ô nhiễm vừa tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Mô hình này đang thực sự mở ra hướng tiếp cận mới đối với mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, mà doanh nghiệp chính là những hạt nhân quan trọng.

Đối với các DN, trong chiến lược phát triển kinh tế xanh có 4 vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải được thực hiện đó là chiến lược sản phẩm, chiến lược sản xuất, chiến lược công nghệ, chiến lược nguồn nguyên liệu.

Đơn cử trong ngành sản xuất thép, để sản xuất ra 1 tấn thép, công nghệ thế giới chỉ mất 400 – 500 kWh/tấn thì dây chuyền, công nghệ của các nhà máy thép ở Việt Nam phổ biến tiêu tốn tới 700 – 800 kWh/tấn. Bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, cho rằng điểm tựa đem lại những bước phát triển vững chắc của công ty trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành thép nói riêng chính là việc chủ động được nguồn đầu vào, áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất và bảo vệ môi trường.

Hòa Phát đã đầu tư xây dựng nhà máy than coke từ than mỡ và than gầy theo công nghệ sạch tại khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn (Hải Dương) ngoài việc cho ra lò sản phẩm than sạch, Hòa Phát còn tận dụng nguồn khí dư để sản xuất lượng điện đáp ứng được 40% tổng nhu cầu của cả khu liên hợp, qua đó cũng giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính. Ngoài ra Hòa Phát đã thay đổi công nghệ sơ chế và nung phôi để sản xuất thép thành phẩm dùng dầu FO sang dùng sinh khí than từ 3 cụm lò giảm được 45% chi phí nhiên liệu, đồng thời cải thiện đáng kể môi trường xung quanh...


Sử dụng nhiêtj dư trong sản xuất xi măng

Hoặc trong ngành sản xuất xi măng, các nhà máy xi măng tiên tiến thế giới đều có hệ thống tận dụng nhiệt thải, khí thừa quay lại phục vụ sản xuất, giúp giảm chi phí năng lượng từ 30 – 40%, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhưng ở Việt Nam, rất hiếm nhà máy có hệ thống tận dụng nhiệt thừa, khí thải.

Từ năm 2002, Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, môi trường Cty XM Vicem Hoàng Thạch đã được cải thiện rất nhiều. Hiện hầu hết các chỉ tiêu môi trường nằm trong tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt người lao động trong Cty luôn ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Các quá trình sản xuất và kinh doanh đều được kiểm soát một cách hiệu quả để đảm bảo cung câp cho thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giảm thiểu tối đa các tác động xấu tới môi trường.

 Hay như Công ty cổ phần Bao bì Việt Phú, KCN Quảng Phú đã ứng dụng công nghệthành công trong sản xuất gạch không nung. Thành phần chủ yếu của loại gạch này là 80% đá bụi bỏ đi, không sử dụng nữa được tận dụng; còn lại là xi măng, cát. Vì thế so với gạch đất sét nung thì gạch này cho hiệu quả sản xuất cao hơn, giảm 35% giá thành sản phẩm. Với hiệu quả ban đầu về kinh tế cũng như môi trường mang lại, định hướng của công ty thời gian đến sẽ xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung ở KCN Tịnh Phong.

Việc áp dụng kinh tế xanh không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế trước mắt cho doanh nghiệp mà về lâu dài, nó sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp “thâm nhập” vào thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

QT (TH/ Vneconomy)

 

Các tin khác:

Bảo vệ môi trường bền vững là mục tiêu phát triển năng lượng ()

Quy hoạch đô thị: Phải tính đến sức khỏe cộng đồng ()

Tiết kiệm năng lượng với những mẹo nhỏ trong thiết kế nội thất ()

Việt Nam sẽ phát triển điện hạt nhân thành nguồn năng lượng chủ lực ()

Năng lượng xanh dành cho mọi người ()

Hướng đi mới cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam ()

Điện hạt nhân-nguồn năng lượng quan trọng của nhân loại ()

Sử dụng, sản xuất gạch không nung những cơ hội và thách thức ()

Phát triển đô thị vùng ĐBSCL theo hướng kinh tế xanh ()

Lợi ích từ kinh tế xanh ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?