Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Đã tới lúc bàn về chiến lược

08/11/2012 11:29:07 AM

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research) vừa công bố bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng thị trường Việt Nam số tháng 11/2012 -"Đã đến lúc bàn về chiến lược". Bản báo cáo đã có những nhận định đáng chú ý về kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Con đường nào cho Việt Nam?

Từng là một đầu tàu tăng trưởng đáng nể tại châu Á, GDP của Việt Nam đã giảm đi đáng kể trong  vòng vài năm qua. Trong khi một phần nguyên nhân tới từ môi trường bên ngoài, phần lớn lại xuất phát từ nội tại. Chúng tôi nghĩ rằng tăng trưởng sẽ giảm xuống 5% năm nay từ mức 5,9% và sẽ chỉ tăng ở mức khiêm tốn 5,3% vào năm 2013. Những con số này thật không ấn tượng nếu so với xu hướng tăng trưởng Việt Nam từng có là trên 7%.

Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam bao gồm cả Thủ tướng đã nhận lỗi đối với việc lãnh đạo và quản lý nền kinh tế. Đây dường như là bước đi đúng hướng vì nó cho thấy chính phủ hoàn toàn nhận thức được sự yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước và tham nhũng đang gia tăng tại Việt Nam. Nhưng vẫn chưa có những cải cách cụ thể đối với các doanh nghiệp nhà nước và cũng có ít dấu hiệu cho thấy sẽ sớm có những cải cách như vậy.

Điều mà phần lớn các nhà quan sát Việt Nam muốn thấy là chính phủ sẽ làm gì để giảm quan liêu, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ những người nông dân, những nhà sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả và năng suất cao tại Việt Nam cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn làm ăn tại Việt Nam; cải thiện sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương cũng như  các bộ ngành để thực thi luật pháp một cách có hiệu lực cũng như đảm bảo các mục tiêu phát triển; thúc đẩy năng lực chế biến của Việt Nam để tăng giá trị xuất khẩu, giảm chi phí nhập khẩu; tăng năng suất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên,…  Nói một cách ngắn gọn, phải có những bước đi cụ thể để nâng cao hiệu quả nền kinh tế. 

Nhưng điều có thể thấy qua kết quả hoạt động của năm nay không chỉ là mức độ khó khăn của Việt Nam mà quan trọng hơn là sự kiên trì bền bỉ của người Việt Nam. Bản khảo sát mới nhất về môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới cho thấy Việt Nam có môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn Ấn Độ, Philippines và Indonesia (nhưng ở sau Thái Lan một khoảng cách khá xa).  Tăng trưởng xuất khẩu ở thời điểm hiện tại so với cuối năm trước đang ở mức hai con số, được hỗ trợ bởi đầu tư mới đối với mặt hàng điện tử trong khi tăng trưởng nhập khẩu đã xuống mức một con số. Doanh số bán lẻ đang tăng lên nhờ vào dân số trẻ. Các lợi thế vốn có của Việt Nam – con người và tài nguyên – sẽ giúp đưa đất nước thoát khỏi khó khăn nhưng một tương lai tươi sáng sẽ chỉ có thể có được với một khu vực công hoạt động hiệu quả hơn và không làm chìm mất những lĩnh vực hoạt động hiệu quả của Việt Nam.   
 


Chỉ số PMI mới nhất cho thấy các hoạt động kinh tế của Việt Nam đang ổn định nhưng không cách gì quay lại xu hướng lâu dài đã có. Chỉ số PMI đã giảm nhẹ so với tháng trước, đánh dấu tháng thứ chín suy giảm trong năm 2012. Điều này có nghĩa là ngoài việc nhu cầu trong nước trì trệ kéo dài, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi nhu cầu bên ngoài suy yếu. Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới giảm tới mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng Tư năm 2011. Điều này phản ánh nhu cầu yếu từ khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật và Mỹ. Số liệu mới nhất từ Eurozone tiếp tục cho thấy suy thoái đang bước vào quý thứ tư, có nghĩa là trong các tháng còn lại của năm, xuất khẩu sang khu vực này sẽ tiếp tục trì trệ. Cuộc bầu cử ở Mỹ cũng như việc dự đoán vực thẳm tài khóa đã khiến cho người tiêu dùng và các nhà đầu tư giữ lại vốn đầu tư và tiền của mình, điều này ảnh hưởng tới cầu đối với hàng Việt Nam như may mặc, giày dép và hàng điện tử. Một Trung Quốc phục hồi từ từ sẽ phần nào giúp cân bằng lại cầu suy yếu từ các nước phương Tây vì Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2011.

Chi phí đầu vào tăng lên đồng nghĩa với thách thức, mặc dù tốc độ tăng đã giảm xuống. Cạnh tranh gia tăng làm cho các nhà sản xuất khó tăng giá và cũng có nghĩa là lợi nhuận biên bị suy giảm.
 


Điều lạc quan nhất về tháng Mười là tình hình công ăn việc làm có tăng lên mặc dù điều này chỉ phản ánh những kế hoạch mở rộng đã có từ trước hơn là sự cải thiện chung của nền kinh tế. Điều này có nghĩa là bất kể tăng trưởng kinh tế trì trệ và một môi trường bên ngoài đầy thách thức, các nhà sản xuất ở Việt Nam đã thấy cơ hội tăng trưởng và đang thực hiện các kế hoạch mở rộng để chuẩn bị cho thời điểm khi tăng trưởng quay trở lại.

Biểu đồ 5 cho thấy nhu cầu nội địa và bên ngoài yếu dẫn tới giảm nhu cầu nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu giảm đối với cả hàng tiêu dùng và hàng hóa phục vụ sản xuất. Ví dụ, nhập khẩu xe máy và ô tô giảm phản ánh chi tiêu dùng thắt chặt. Thậm chí với việc tăng giá dầu trên thế giới cho tới nay, giá trị nhập khẩu của xăng trong năm nay vẫn giảm. Thực tế là với sáu mặt hàng nhập khẩu hàng đầu, chỉ có hàng điện tử là có tăng, phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu hàng xuất.
Biểu đồ 6 cho thấy xuất khẩu hàng điện tử tăng mạnh, phản ánh xu hướng gần đây như công ty điện tử Samsung đã đầu tư thêm 2,2 tỷ đô la Mỹ vào thị trường Việt Nam. Điều này có nghĩa là sắp tới, may mặc và hàng điện tử sẽ là hai mặt hàng xuất khẩu đem lại doanh thu hàng đầu cho Việt Nam và sẽ dần thay thế xuất khẩu nguyên liệu thô.
 



Tuy nhiên, với nhập khẩu hàng điện tử tăng, phần lớn giá trị gia tăng của Việt Nam là lao động hơn là những mặt hàng có tính công nghệ cao. Trong khi thu hút đầu tư vào công nghệ cao ở Việt Nam có vai trò quan trọng để có thể thu hút lao động và tiếp cận với công nghệ và tập quán quốc tế, cần phải có nỗ lực tập trung để phát triển năng lực cung cấp đầu vào và nâng cao năng suất trong nước. Không có nỗ lực này, năng lực cạnh tranh về lương của Việt Nam sẽ có lúc mất đi khi các nước khác mở cửa thị trường và chi phí lao động trong nước tăng lên, một dòng đầu tư ngược sẽ bất lợi đối với Việt Nam.

Biểu đồ 7 cho thấy một xu hướng rất thú vị. Xuất khẩu sang Trung Quốc tính từ cuối năm ngoái tới nay đã vượt tổng mức xuất sang Trung Quốc của cả năm ngoái. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc lại tăng. Điều này bắt nguồn từ thực tế là Việt Nam đang ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng lên, dẫn tới một vài hàng hóa sản xuất ở Việt Nam sẽ được xuất sang Trung Quốc khi Trung Quốc ngày càng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một cơ hội đối với Việt Nam phục vụ thực hiện công nghiệp hóa nhằm thu hút các kiến thức công nghệ để năng lực cạnh tranh trong tương lai không chỉ còn là nhân công rẻ (ví dụ tạo ra đầu vào cho chuỗi cung ứng của Trung Quốc cũng như chế biến các tài nguyên tự nhiên như hàng thô và và cà phê để tạo ra các sản phẩm thương hiệu Việt Nam có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế).
 
Mặt hàng điện tử hấp dẫn đã giúp Việt Nam cân bằng lại sự suy giảm về cầu từ khu vực Eurozone, khi cầu đối với nhiều mặt hàng từ giày dép cho tới may mặc bị suy giảm (Biểu đồ 6). Xuất khẩu đã đạt tăng trưởng hai con số (gần 19.0% so với cùng kỳ năm ngoái), trong khi nhập khẩu giảm xuống còn có 8.1% so với cùng kỳ năm ngoái (thời điểm này năm ngoái là 29.1% so sánh cùng kỳ năm trước đó). Điều này khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam tới giờ chỉ có 250 triệu đô la Mỹ (so với 8,2 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái), một sự cải thiện lớn đối với cán cân vãng lai.



Điều đáng lạc quan nhất là dòng vốn FDI ổn định, cung cấp vốn đầu tư và công ăn việc làm đang rất cần thiết cũng như khoản kiều hối từ người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu tiết kiệm năm nay có thể sử dụng để đầu tư vào các cơ hội làm tăng năng suất của nền kinh tế trong dài hạn, Việt Nam có thể trở lại vững vàng hơn.

Thậm chí lạm phát gần đây cũng được kiềm chế tương đối tốt (mặc dù vẫn cao so với chuẩn của vùng, tốc độ tăng đã chậm lại và nằm trong kỳ vọng nếu không xét tới tháng Chín), tăng 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái so với 6,5% trong tháng Chín (và 5,04% trong tháng Tám). Sau đợt tăng đột biến, lạm phát hàng tháng đã giảm xuống còn trung bình 1,3% từ mức 2,1%. Lạm phát giá lương thực cũng giảm đã góp phần cân bằng giá nhiên liệu và một số giá dịch vụ khác tăng vì thực phẩm góp tới 40% trong rổ CPI.

Với lạm phát dự tính tăng dần dần từ giờ tới cuối năm, chúng tôi không kỳ vọng Ngân hàng nhà nước sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ và kỳ vọng lãi suất OMO ổn định ở mức 8%. Nếu có thì lãi suất sẽ tăng lại vào năm sau.



Theo DDDN


 

Các tin khác:

Đón đầu tư các dự án xanh hoá sản xuất ()

Đức hỗ trợ 272 triệu euro cho “kinh tế xanh” ở VN ()

Pin quang năng: Giúp cửa sổ có khả năng sản xuất ra điện ()

Đánh giá khả năng thực thi của quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam ()

Ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng tại Việt Nam ()

Hướng tới nền kiến trúc xanh Việt Nam ()

Xử lý chất thải của nhà máy nhiệt điện để làm thạch cao ()

Sự tất yếu của xã hội phát triển ()

Phát triển Vật liệu xây không nung: Công nghệ vẫn phụ thuộc nước ngoài ()

Vốn ODA Nhật tiếp tục vào đường cao tốc Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?