Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Hướng mới cho năng lượng tái tạo Việt Nam

25/12/2013 4:10:11 PM

Tiềm năng về năng lượng gió và năng lượng mặt trời ở Việt Nam là rất cao trong khi các nước Bắc Âu lại có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển ngành công nghiệp này. Do đó, hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này cần được khai phá vì tiềm năng và cơ hội là vô cùng to lớn.


Đầu tư cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Nhiều cơ hội mở ra


Thực tế cho thấy, chi phí đầu tư vào điện gió, điện mặt trời lên tới 10-15 cent/kWh trong khi đầu tư vào điện khí chỉ phải trả 5 cent/kWh. Mức giá đó tất yếu không hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là khi giá điện khống chế mức giá trần nên nhà đầu tư càng khó trong việc thu hồi vốn.

Hiện nay, các công ty Bắc Âu vẫn sẽ tiếp tục ưu tiên kinh doanh tại Việt Nam, điều này có thể giải quyết phần nào bài toán về vốn. Theo các nhà đầu tư Bắc Âu, thông qua các cuộc thảo luận và tham gia đóng góp ý kiến của người tiêu dùng, doanh nghiệp địa phương và các cơ quan Chính phủ để có thể đáp ứng được đúng nhu cầu có một nguồn điện an toàn và ổn định từ nguồn năng lượng tái tạo.

Dựa trên một tầm nhìn dài hạn, các công ty Bắc Âu tin tưởng vào việc đầu tư tại Việt Nam. Một số công ty Bắc Âu hiện đã tăng cường đầu tư và số lượng công ty mới được thành lập cũng tăng lên đáng kể trong những năm qua.

Chính sách hỗ trợ

Mục tiêu phát triển năng lượng gió đã được Chính phủ Việt Nam đưa vào quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tính riêng năng lượng gió tại Việt Nam sẽ chiếm 5,6% tổng lượng điện sản xuất trong nước, tương đương 1.000MW. Đến năm 2030, năng lượng gió chiếm khoảng 9,4% tương đương 6.200MW.

Mục tiêu này của Việt Nam có thể thành hiện thực với sự đóng góp tích cực từ các khoản đầu tư trong khu vực tư nhân. Trước khi hiện thực hóa kế hoạch, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào ngành năng lượng tiềm năng này. Chính phủ cần ban hành cơ chế chính sách và quy định đảm bảo sự phát triển của các dự án điện gió và mặt trời. Đồng thời, tăng cường minh bạch trong các quyết định về vấn đề năng lượng cũng như có những ưu đãi khuyến khích phát triển dự án và đầu tư vào năng lượng gió và mặt trời.

Các nhà đầu tư Bắc Âu đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng lưới điện và hạ tầng truyền dẫn, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ cũng như có bảo lãnh Chính phủ đối với việc mua điện gió và mặt trời giữa các nhà cơ sở tư nhân và người tiêu dùng thương mại để thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

QT (TH/ Báo Công thương)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?