Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Xuất khẩu xi măng

Nhìn lại xuất khẩu xi măng năm 2014 (P2)

31/07/2015 11:20:28 AM

(ximang.vn) Thị phần xuất khẩu xi măng và clinker trong năm 2015 của Việt Nam dự báo sẽ bị thu hẹp do một số quốc gia trong khu vực gia tăng sản lượng xuất khẩu khiến mức độ cạnh tranh tại thị trường này trở nên vô cùng gay gắt. Dự kiến sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm trong năm 2015.

>> Nhìn lại xuất khẩu xi măng năm 2014 (P1)

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tròn năm 2014, thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam là Bangladesh chiếm đến 38% tổng sản lượng xi măng xuất khẩu. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu khác nữa phải kể đến như Singapore, Hong Kong, Malaysia, Đài Loan, Philippines và Indonesia… Trong đó thị trường xuất khẩu sang Indonesia được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015. Xi măng xuất khẩu của Việt Nam được nhập khẩu thông qua 3 đơn vị nhập khẩu chính là Biroute, Holcim và HC Trading. Cả 3 nhà nhập khẩu xi măng này đều tập trung nhập khẩu trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam. Điển hình như Biroute nhập khẩu chủ yếu từ Tổng Công ty Vicem, Vicem Hoàng Thạch, Xi măng Cẩm Phả, Xi măng Phúc Sơn…


Biroute
(3,6 triệu tấn)
Holcim
(2,2 triệu tấn)
HC Trading
(1,5 triệu tấn)
MI (0,78 triệu tấn);
Trade Resource (0,76 triệu tấn)
SCG Trading
(0,73 triệu tấn)
Peakward
(0,68 triệu tấn)
- Nhập khẩu từ Vicem, Vicem Hoàng Thạch, Cẩm Phả, Phúc Sơn;
- Chỉ 22% qua thương mại;
- Thị trường chính: Bangladesh, Hong Kong, Malaysia, Philippines.
- Ưu tiên ký hợp đồng cố định cả năm;
- Nhà cung cấp chính là Vissai, Phúc Sơn;
- Thị trường chính: Bangladesh, Australia, Philippines.
Nhập khẩu theo hợp đồng cố định, dài hạn, đôi khi theo chuyến;
- Nhà cung cấp chính là Vissai, Phúc Sơn, Vicem, Vicem Hoàng Thạch, Nam Phương;
- Thị trường chính: Bangladesh, các quốc gia châu Phi.
- Chỉ nhập khẩu cho thị trường Bangladesh;
- Nhà cung cấp chính là Phương Bắc/ Long Sơn.
- Thị trường chính: Bangladesh;
- Nhà cung cấp chính là Thăng Long Vina.
- Thị trường chính: Bangladesh, có 1 chuyến cho Hong Kong;
- Nhà cung cấp chính là Trường Thành, Vicem, Nam Phương.

Dự kiến trong năm 2015, tiêu thụ xi măng trong nước vẫn tăng, tuy nhiên Việt Nam vẫn cần phải tính đến phương án xuất khẩu xi măng, clinker để cân bằng cung – cầu do dư thừa 10 triệu tấn sau khi trừ đi lượng xi măng dự kiến tiêu thụ trong nước khoảng 51 – 52 triệu tấn và xuất khẩu từ 19 – 20 triệu tấn.

Không thể phủ nhận việc xuất khẩu xi măng và clinker giúp các nhà sản xuất trong nước bình ổn được cán cân cung cầu, đem lại nguồn tài chính đáng kể cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, hiện nay, các đơn vị sản xuất xi măng có thị trường xuất khẩu ngày càng có kinh nghiệm, giúp nâng cao uy tín của các doanh nghiệp xi măng trong các thương vụ thương mại quốc tế.

Trong năm 2015, còn có nhiều yếu tố khách quan mang lại điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu như chênh lệch tỷ giá giữa USD/VND, hay như giá xăng dầu hiện đang ở mức thấp, sẽ hỗ trợ và làm giảm giá cước vận tải…



Bên cạnh những thuận lợi không thể thiếu những thách thức do nguồn cung từ các thị trường mang lại. Trong năm 2015, đánh dấu sự quay trở lại của 1 số nhà xuất khẩu xi măng chính trong khu vực, khiến sản lượng xuất khẩu từ các thị trường này sẽ tăng từ 5 – 6 triệu tấn do hàng loạt các dây chuyền mới đi vào hoạt động, nhu cầu tiêu thụ nội địa giảm.

Tại Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thấp, khiến sản lượng xuất khẩu tăng khoảng 0,3 – 0,5 triệu tấn, giá FOB khoảng 36 USD/tấn, mức xếp 12.000 – 15.000 tấn/ngày, chất lượng clinker khá tốt. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng tăng khoảng 0,5 triệu tấn, giá FOB chỉ rơi vào 32 – 33 USD/tấn do chất lượng clinker không cao.

Trung Quốc có lẽ là quốc gia có sản lượng xuất khẩu tăng cao nhất 2 – 3 triệu tấn, chất lượng clinker tốt nên giá FOB của Trung Quốc cũng khoảng 36 USD/tấn. Đối với nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, cũng chủ động tăng sản lượng xuất khẩu thêm 1 triệu tấn do có nhiều dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động, giá FOB khá cao khoảng 39 – 40 USD/ tấn do chất lượng clinker tốt.

Riêng với Việt Nam, năm 2015, dự kiến nhu cầu xuất khẩu clinker chưa có dấu hiệu tăng. Thị trường truyền thống nhập khẩu xi măng là Bangladesh trong quý I/2015 giảm mạnh do bất ổn chính trị tại quốc gia này. Dự báo tình hình này sẽ được cải thiện trong quý II/2015.

Tại thị trường nhập khẩu clinker Indonesia được dự báo sẽ tăng vào khoảng cuối năm 2015, với Malaysia cũng tăng nhưng không đáng kể. Thị trường Đài Loan dự báo sẽ gặp khó khăn do Chính phủ nước này đang có chính sách  chống bán phá giá. Đối với các nước thuộc khu vực châu Phi tình hình không khả quan hơn khi nhu cầu tại thị trường này có thể giảm hoặc không tăng do các dự án mới tại đây đang ở giai đoạn hoàn thiện.

Trong khi đó không thể phủ nhận cước vận tải của Việt Nam đang mất dần lợi thế tại thị trường xuất khẩu. Chênh lệch giá cước giữa Việt Nam và các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc không còn là lợi thế do việc giá dầu đang ở mức thấp. Điều này vô hình chung làm giảm lợi thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất xi măng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xuất khẩu theo điều kiện giao hàng CFR hoặc CIF.

Dự báo tình hình xuất khẩu xi măng trong năm 2015 chỉ ở mức duy trì sản lượng 4 - 5 triệu tấn xuất khẩu nhờ vào nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường Indonesia, Lào và Campuchia. Giá xuất khẩu xi măng có thể giảm nhẹ để làm tăng khả năng cạnh tranh cước vận tải.

Đối với xuất khẩu clinker dự kiến sẽ giảm xuống còn 12 – 13 triệu tấn do các thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc cạnh tranh gay gắt. Giá clinker xuất khẩu sẽ chịu nhiều áo lực và biến động mạnh vì các đơn vị xuất khẩu chỉ ký kết giao hàng theo chuyến và phụ thuộc nhiều vào thị trường Bangladesh.

Quỳnh Trang (ximang.vn/ TL xuất khẩu xi măng)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?